Mỗi người Việt gánh hơn 34 triệu đồng nợ công năm 2018

Dư nợ công ước thực hiện năm 2017 là 3.128 nghìn tỉ đồng; ước năm 2018 là 3.409 nghìn tỉ đồng. Như vậy, bình quân mỗi người Việt có thể gánh hơn 34 triệu đồng nợ công năm nay, tăng gần ba triệu đồng mỗi người so với năm 2017.
moi nguoi viet ganh hon 34 trieu dong no cong nam 2018
Dù tỉ lệ nợ công/GDP có xu hướng giảm nhưng số tuyệt đối về nợ công vẫn tiếp tục đà tăng.

Nợ công tiếp tục đà tăng

Chiều ngày 22/10, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo Thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019.

Đáng lưu ý, về cân đối ngân sách, Uỷ ban Tài chính Ngân sách cho biết, Chính phủ dự ước bội chi ngân sách Nhà nước bằng dự toán, nợ công/GDP có xu hướng giảm, kỳ hạn vay dài hơn, lãi suất thấp hơn, tỉ trọng vay trong nước cao hơn là một kết quả tích cực.

Tuy nhiên, số tuyệt đối về nợ công tiếp tục đà tăng. Cụ thể, dư nợ công ước thực hiện năm 2017 là 3.128 nghìn tỉ đồng; ước năm 2018 là 3.409 nghìn tỉ đồng. Với con số nợ công như vậy, bình quân mỗi người Việt có thể gánh hơn 34 triệu đồng nợ công năm nay, tăng gần 3 triệu đồng mỗi người so với năm 2017 (mức 31,28 triệu đồng).

Trong khi đó, vay để trả nợ gốc hàng năm có xu hướng tăng nhanh. Nợ chính phủ ước thực hiện năm 2017 là 2.590 nghìn tỉ đồng, ước năm 2018 là 2.892 nghìn tỉ đồng. Vay để trả nợ gốc năm 2017 là 150,7 nghìn tỉ đồng; năm 2018 là 157,13 nghìn tỉ đồng; năm 2019 là 201,21 nghìn tỉ đồng.

Ủy ban Tài chính Ngân sách cơ bản tán thành với phương án Chính phủ dự kiến, bội chi ngân sách Nhà nước năm 2019 khoảng 3,6%GDP, giảm 0,1%GDP so với năm 2018 và đề nghị trong trường hợp thu không đạt dự toán thì phải kiên quyết cắt, giảm nhiệm vụ chi. Trường hợp tăng thu ngân sách Nhà nước thì phải kiên quyết ưu tiên giảm bội chi theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

Về nợ công, Ủy ban Tài chính Ngân sách nhận thấy, tỉ lệ nợ công/GDP có xu hướng giảm dần trong các năm gần đây song nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia lại xu hướng tăng lên, đặc biệt nợ nước ngoài của quốc gia đã dần tới trần cho phép (50%GDP).

"Điều này cho thấy, mặc dù các chỉ tiêu này vẫn trong giới hạn cho phép, song vẫn tiềm ẩn những rủi ro. Vì vậy, đề nghị Chính phủ thực hiện nghiêm các biện pháp đã đề ra để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia", báo cáo nêu.

Thu ngân sách chưa bền vững

Trước đó, trong phiên họp sáng nay, trình bày báo cáo thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh chỉ ra một số hạn chế, trong đó có việc thu ngân sách từ các khu vực quan trọng không hoàn thành mục tiêu trong hai năm liên tiếp 2017-2018 và đề nghị Chính phủ tập trung cơ cấu lại ngân sách Nhà nước theo hướng tăng tỉ trọng thu nội địa, chi đầu tư và giảm tỉ trọng chi thường xuyên; kiểm soát chặt chẽ thu, chi ngân sách, giảm bội chi. Cần nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng trước khi đề xuất các loại thuế mới.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước dự kiến vượt dự toán nhưng chưa thật bền vững, chưa đáp ứng được yêu cầu ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo. Thu ngân sách cơ bản mới đủ cho chi thường xuyên, trả nợ lãi và một phần tích lũy cho đầu tư. Số thu từ 3 khu vực kinh tế quan trọng không đạt dự toán trong hai năm 2017 và 2018 đã ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng của ngân sách trung ương.

Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, các khoản thu từ ba khu vực kinh tế đều không đạt. Theo đó khu vực doanh nghiệp Nhà nước ước thực hiện cả năm đạt 162.000 tỉ đồng, giảm 4.900 tỉ đồng (giảm 2,9%) so với dự toán. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước thực hiện cả năm đạt 189.000 tỉ đồng, giảm 33.600 tỉ đồng (giảm 15,1%) so với dự toán.

Trong khi đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, ước thực hiện cả năm đạt 213.000 tỉ đồng, giảm 4.850 tỉ đồng (giảm 2,2%) so với dự toán.

Mặt khác, năm 2017, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước đạt 1,289 triệu tỉ đồng. Trong khi chi thường xuyên 912,6 nghìn tỉ đồng (chiếm 70,8% tổng thu), chi trả nợ lãi 98,9 nghìn tỉ đồng (chiếm 7,7% tổng thu). Năm 2018, tổng thu cả năm ước đạt 1,358 triệu tỉ đồng, trong khi chi thường xuyên ước 988,8 nghìn tỉ đồng (chiếm 72,8%), chi trả nợ lãi 112,5 nghìn tỉ đồng (chiếm 8,3%).

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tập trung cơ cấu lại ngân sách Nhà nước theo hướng tăng tỉ trọng thu nội địa, chi đầu tư và giảm tỉ trọng chi thường xuyên; kiểm soát chặt chẽ thu, chi ngân sách, giảm bội chi. Cần nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng trước khi đề xuất các loại thuế mới.

Ủy ban Kinh tế đề nghị kiên quyết không để thất thu từ khu vực ngoài Nhà nước, trong khai thác tài nguyên, khoáng sản; kiểm soát chặt chẽ hơn tình trạng chuyển giá, chuyển giá ngược, trốn thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án quan trọng quốc gia.

moi nguoi viet ganh hon 34 trieu dong no cong nam 2018 Kiến nghị cưỡng chế thu nợ công ty thu phí cao tốc TP HCM -Trung Lương

Bộ GTVT vừa có báo cáo Thủ tướng các vướng mắc hợp đồng bán quyền thu phí trên cao tốc TPHCM-Trung Lương giữa Tổng công ...

moi nguoi viet ganh hon 34 trieu dong no cong nam 2018 Hàng tỷ USD vốn ưu đãi nước ngoài cho vay lại: Nhà nước sẽ bớt rủi ro?

Luật Quản lý nợ công 2017 siết chặt hơn việc cho vay lại. Theo đó, phân loại ra theo hướng nhà nước chỉ chịu rủi ...

moi nguoi viet ganh hon 34 trieu dong no cong nam 2018 Xây tượng đài hoành tráng trong khi vay tiền trả nợ công

Cử tri phản ánh tình trạng xây dựng tượng đài ở nhiều địa phương trong khi phải vay tiền trả nợ công.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.