Cấm TikTok hay Facebook không phải giải pháp quản trị thông minh?

Không phải một lệnh cấm, xã hội cần các chính sách tốt hơn về bảo mật dữ liệu, ngôn từ kích động, tính minh bạch và kiểm soát tin giả tốt hơn.

The Social Dilemma là một trong những bộ phim tài liệu hot nhất trên Netflix những ngày này, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của mạng xã hội. Nhiều bộ phim như The Great Hack hay các cuốn sách như Surveillance CapitalismZucked cũng từng nói về vấn đề này và có một thực tế chúng ta buộc phải chấp nhận: mạng xã hội sẽ không biến mất.

Dù các cơ quan quản chống độc quyền chắc chắn rất mong muốn tấn công mạng xã hội lớn nhất thế giới, Facebook, những lập luận của họ về tác hại của nền tảng này, bao gồm xói mòn quyền riêng tư, lan truyền tin giả và nội dung kích động thù địch, gây ra phân cực chính trị và thao túng kết quả bầu cử, Facebook sẽ không thay đổi. 

Họ cho rằng một thị trường cạnh tranh công bằng sẽ buộc Facebook phải khắc phục những vấn đề này. Tuy nhiên, phong trào chống độc quyền thiếu sáng suốt và những cải cách mang tính hệ thống không những không giải quyết được vấn đề mà còn khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Để hiểu tại sao, hãy xem xét logic kinh tế của các doanh nghiệp này.

Cấm TikTok hay Facebook có phải là giải pháp quản lí mạng xã hội thông minh? - Ảnh 1.

Bản chất của mạng xã hội được điều khiển theo định hướng thị trường và không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi luật cấm. (Ảnh: HBR).

Bản chất của mạng xã hội

Thị trường mạng xã hội luôn hướng đến tính độc quyền vì hiệu ứng mạng. Giá trị của một nền tảng được kết nối nằm ở số lượng người dùng. Khi nhiều người sử dụng sản phẩm, giá trị của nó càng tăng. Số lượng người trên mạng càng lớn thì lực hấp dẫn của nó càng lớn. Lực hấp dẫn của nó càng lớn thì mức độ ảnh hưởng với khách hàng hiện tại càng lớn. 

Việc chia nhỏ Facebook thành các bộ phận thành phần của nó có thể làm chậm quá trình này nhưng sẽ không thay đổi thực tế rằng về lâu dài, hiệu ứng mạng sẽ tạo ra tính độc quyền hoặc gần như độc quyền.

Những người điều hành các mạng xã hội thúc đẩy xu hướng độc quyền bằng cách khiến người dùng không thể làm ngơ: duy trì sự khác biệt giữa các bên và tận dụng triệt để dữ liệu do người dùng tải lên. 

Nếu chúng ta rời khỏi Facebook hoặc Instagram, chúng ta sẽ đánh mất những bức ảnh, những cuộc trò chuyện và những kỷ niệm. Không ai muốn từ bỏ những thứ đó và cũng không muốn đánh mất các mối quan hệ có liên quan. Những khu vườn có tường bao quanh bằng công nghệ cao vốn rất khó rời bỏ nay lại được kết hợp với các hiệu ứng mạng để thúc đẩy vị thế độc quyền mạnh hơn nữa.

Tạo ra sự cạnh tranh trong thị trường mạng xã hội là điều cần thiết. Hãy tưởng tượng những tác động tích cực đối với người dùng nếu những gã khổng lồ mạng xã hội cạnh tranh về bảo vệ quyền riêng tư. Nhưng cả khi cuộc cạnh tranh buộc họ phải thu hút người dùng bằng các giá trị xã hội thì những yếu tố thị trường thúc đẩy họ hướng tới độc quyền sẽ vẫn còn, ngay cả khi Facebook hay TikTok bị loại bỏ. 

Những lệnh cấm không thúc đẩy điều kiện thị trường cần thiết để duy trì sự cạnh tranh bởi hiệu ứng mạng sẽ đơn giản tìm một cái tên khác như Facebook để đưa vào ghế thống trị. Một vài cái tên biến mất sẽ không thay đổi nguyên tắc kinh tế thị trường cơ bản.

Sai lầm trong quản lí mạng xã hội

Có một cái giá phải trả cho những quyết định sai lầm. Hiệu ứng mạng tạo ra lợi ích kinh tế đáng kể cho hàng tỉ người trên thế giới và việc phá bỏ mạng lưới sẽ làm giảm lợi ích mà không giải quyết được các động lực kinh tế đang thúc đẩy nền kinh tế xã hội theo hướng tập trung. 

Các biện pháp kinh tế như GDP và tăng năng suất không thể hiện được giá trị tiêu dùng mà Facebook hay TikTok tạo ra bởi người dùng không trả tiền để mở tài khoản. Nhưng giá trị là có thật: các nhà nghiên cứu tại MIT và Stanford đã tiến hành điều tra và nghiên cứu, ước tính Facebook tạo ra khoảng 370 tỉ USD mỗi năm từ lợi ích người tiêu dùng chỉ riêng tại Mỹ. Con số này trên toàn thế giới sẽ lớn gấp nhiều lần.

Vụ kiện chống độc quyền chống lại Facebook bỏ qua những điều kiện kinh tế này và không làm gì để trực tiếp bảo vệ quyền riêng tư, phân biệt tự do ngôn luận với ngôn từ kích động thù địch, đảm bảo tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử hay hạn chế tin giả. 

Trên thực tế, việc giải quyết những tác hại này sẽ khó khăn hơn do ngày càng nhiều nền tảng mới ra đời cần được điều chỉnh và giám sát. Thay vì phá vỡ lòng tin của số đông bằng những lệnh cấm, các chuyên gia Havard đã đưa ra một số gợi ý về chính sách quản lí mạng xã hội.

Bổ sung tính năng tương tác giữa các nền tảng và cung cấp cho người dùng quyền truy xuất dữ liệu của mình 

Để thúc đẩy cạnh tranh, chúng ta cần có bộ luật hoặc quy định yêu cầu các mạng xã hội phải tương tác và cho phép người dùng đưa dữ liệu hoặc tài khoản của họ sang những đối thủ cạnh tranh như những gì đang diễn ra trong ngành viễn thông. 

Tính năng lưu trữ danh bạ của SIM điện thoại khiến dịch vụ này trở nên cạnh tranh hơn. Khi Liên minh châu Âu tập trung vào khả năng sử dụng số điện thoại di động để lưu danh bạ và cho phép chuyển đổi nhà mạng vào đầu những năm 2000, phúc lợi kinh tế đã tăng lên 880 triệu euro mỗi quý tại 15 quốc gia EU, chiếm 15% mức tăng thặng dư tiêu dùng được thống kê từ năm 1999 đến năm 2006. 

Khả năng tương tác cũng san bằng sân chơi trong lĩnh vực nhắn tin. Khi FCC buộc AOL phải làm cho AIM có thể tương tác với Yahoo, MSN Messenger và các đối thủ khác vào năm 2002, thị phần nhắn tin tức thời của AOL đã giảm từ 65% xuống 59% một năm sau đó và chỉ còn hơn 50% trong ba năm tiếp theo. 

Năm 2018, AIM đã nhượng toàn bộ thị trường nhắn tin cho Apple, Facebook, Snapchat và Google. Những bộ luật như Đạo luật ACCESS của lưỡng đảng Mỹ cũng nên được áp dụng cho các mạng xã hội, buộc những nền tảng như Facebook, Twitter và Pinterest phải bổ sung tính năng tương tác cho phép người tiêu dùng có quyền xuất dữ liệu của họ.

Bảo vệ tính toàn vẹn của các cuộc bầu cử 

Những sự kiện chính trị quan trọng như bầu cử hay chính quyền các quốc gia gần đây đang gặp phải vấn đề nhức nhối với mạng xã hội nhưng vẫn chưa vạch ra được khung xử lí cụ thể. 

Ngoài chống lại tin giả, các mạng xã hội cần đưa ra các cam kết chắc chắn, có thể xác minh và hỗ trợ cung cấp, đo lường những dữ liệu phục vụ nghiên cứu về tác động của mạng xã hội đối với nền dân chủ. 

Bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu người dùng 

Luật về quyền riêng tư phải hài hòa với các chính sách của tiểu bang đặc biệt và cân bằng tầm quan trọng đạo đức, thực tiễn và hữu dụng của quyền riêng tư với nhu cầu chia sẻ dữ liệu nhằm hỗ trợ báo chí điều tra, nghiên cứu khoa học, ứng dụng thương mại của máy học, rà soát tính minh bạch của bầu cử và thặng dư kinh tế do thị trường quảng cáo tạo ra.

Kiểm soát và xử lí tin giả 

Để làm chậm sự lan truyền của tin giả, các nền tảng nên cải thiện và áp dụng các thuật toán, nhân viên và cả người dùng để gắn nhãn tin tức giả mạo, minh bạch hóa nguồn tin, cấm quảng cáo  nội dung sai lệch, hạn chế chia sẻ lại (như WhatsApp đã làm trong thời gian bùng nổ đại dịch Covid-19) tin giả về chính trị hoặc y tế trong kết quả tìm kiếm. Trong khi đó, giáo dục công lập và tư thục nên hướng dẫn và đào tạo kiến thức truyền thông và tư duy phản biện cho học sinh.

Cân bằng giữa ngôn từ tự do và ngôn từ kích động thù địch 

Để bảo vệ quyền tự do ngôn luận trong khi hạn chế những lời nói có hại, chúng ta cần vạch ra ranh giới hợp xung quanh việc bảo vệ khỏi trách nhiệm dân sự dành cho các nền tảng mạng xã hội

Tại Mỹ, các ủy ban được chỉ định về mặt chính trị như FTC hoặc FCC quyết định theo lệnh hành pháp và các ranh giới lập pháp mang tính đại diện như FOSTA-SESTA. Những đơn vị này nên hợp tác để cân bằng giữa ngôn luận tự do và có hại.

Chia tay Facebook có thể mất 10 năm. Vào thời điểm điều này xảy ra, bối cảnh của mạng xã hội sẽ không còn như ngày nay. Luật pháp hướng tới tương lai phải đảm bảo tính cạnh tranh, thị trường mở và sân chơi bình đẳng cùng những biện pháp pháp lí và thị trường đối với tin giả, quyền riêng tư, tự do ngôn luận và tính liêm chính trong bầu cử. Quá trình này sẽ vạch ra một con đường hiệu quả hơn những nỗ lực lạc hậu nhằm nới lỏng mạng lưới và công ty hiện nay.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.