Những 'mỏ thuế' lộ thiên: Doanh thu chục tỉ, đóng thuế vài trăm ngàn |
Chợ An Đông hay còn gọi là Trung tâm thương mại - dịch vụ An Đông đã xây dựng được gần 30 năm với khoảng hơn 2.000 tiểu thương và 4.000 nhân viên làm việc tại đây. (Ảnh: Đại Việt) |
Khu chợ nổi tiếng hàng đầu tại TP HCM ngày càng vắng khách vì nhiều trung tâm thương mại mới mọc lên như "nấm sau mưa" tại TP HCM đang có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Chợ An Đông chủ yếu bán quần áo, giày dép, vải và nhiều mặt hàng thời trang, thực phẩm. (Ảnh: Đại Việt) |
Hàng ngàn người lao động đang làm việc trong khu chợ cũ kĩ. (Ảnh: Đại Việt) |
Các bức tường dần hư hỏng theo năm tháng. (Ảnh: Đại Việt) |
Nước mưa dột từ trên nóc chợ xuống tầng 5, rồi lại từ tầng 5 chảy xuống các tầng còn lại. Người dân phải dùng xô và dẻ lau để hứng nước. (Ảnh: Đại Việt) |
Nhiều mảng tường đã bị nứt mạnh với vết nứt kéo dài từ 3-4m. (Ảnh: Đại Việt) |
Nước mưa dột từ tầng trên lại chảy xuống tầng dưới và tầng nào cũng có nước mưa. (Ảnh: Đại Việt) |
Trần nhà bê tông cũng lộ ra nhiều dấu vết hư hỏng. (Ảnh: Đại Việt) |
Nhiều tiểu thương cho biết, các công tác duy tu, sửa chữa những năm qua chỉ là "làm cho có lệ" , sơ sài và chắp vá. (Ảnh: Đại Việt) |
Hệ thống dây điện, dây cáp như "mạng nhện". (Ảnh: Đại Việt) |
Hệ thống chữa cháy cũ kĩ, các bình cứu hỏa đã bị rỉ sét. (Ảnh: Đại Việt) |
Theo các tiểu thương, họ mong muốn số tiền 217 tỷ đồng mà họ đã đóng góp để nâng cấp chợ phải dùng để thi công nội ngoại thất chợ, thay gạch nền, làm lại hệ thống máy lạnh, sửa chữa hệ thống chiếu sáng...(Ảnh: Đại Việt) |
Tiểu thương phải làm việc trong điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp và nóng bức mặc dù TP HCM đang trong giai đoạn mưa nhiều. (Ảnh: Đại Việt) |