Cần thanh tra toàn diện thu phí đường bộ

Vụ cướp hơn 2,2 tỉ đồng vừa xảy ra tại trạm thu phí Dầu Giây trên cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây (HLD) lại một lần nữa khiến dư luận dấy lên sự nghi ngờ về tính minh bạch trong công tác thu phí của các dự án đường bộ.

Mặc dù ngay sau đó, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã lên tiếng giải trình về số tiền bị cướp cũng như quy trình thu phí để khẳng định sự minh bạch, thế nhưng, nhiều ý kiến nêu rằng, đó mới chỉ là thông tin một chiều từ phía doanh nghiệp, chưa phải là thông tin chính thức của các cơ quan chức năng.

Hơn nữa, quy trình thu phí đúng nhưng các cơ quan quản lý, các đơn vị liên quan có thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình hay không lại là một câu chuyện cần phải đề cập.

Sự nghi ngờ về tính minh bạch trong công tác thu phí thực ra đã âm ỉ từ lâu. Hồi tháng 6/2016, Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 - một cổ đông của Công ty cổ phần Pháp Vân - Cầu Giẽ đã bất ngờ tố cáo công tác thu phí tại dự án đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có nhiều điểm chưa hợp lý, gian lận.

Sau đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã vào cuộc thanh tra trong 10 ngày và xác định chênh lệch giữa số thu trung bình ngày giám sát với số thu bình quân ngày báo cáo của doanh nghiệp dự án lên tới 582 triệu đồng/ngày.

Tương tự, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã vào cuộc thanh tra cao tốc Hà Nội - Bắc Giang và cũng phát hiện một thực trạng tương tự, chênh lệch doanh thu báo cáo và doanh thu thực tế lên tới hàng trăm triệu đồng/ngày. Chỉ có điều, kết quả thanh tra này sau đó lại rơi... vào quên lãng.

Mặc dù Bộ GTVT luôn khẳng định các chủ đầu tư, các cơ quan quản lý phải công khai, minh bạch thông tin về các dự án giao thông, thế nhưng, thực tế là doanh thu của các trạm thu phí vẫn rất tù mù.

Chỉ đến khi vụ cướp trạm thu phí tại Dầu Giây xảy ra, những con số về doanh thu thu phí tại cao tốc HLD mới được đưa ra và nó đã khiến nhiều người phải giật mình. Mỗi ngày, cao tốc này có doanh thu lên tới 3,3-3,4 tỉ đồng, ngày lễ tết có thể lên tới 5-6 tỷ đồng/ngày.

Nhưng đó mới chỉ là con số doanh thu do nhà đầu tư tự đưa ra, còn doanh thu thực tế bao nhiêu vẫn còn là một dấu hỏi. Ngay trước đó, vụ việc trốn thuế của Công ty Yên Khánh tại trạm thu phí đường cao tốc TP HCM - Trung Lương được Bộ Công an phát hiện càng cho thấy, việc quản lý doanh thu thu phí đang có những kẽ hở vấn đề.

Vấn đề nóng đặt ra, đó là, Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải có kế hoạch thanh tra toàn bộ công tác thu phí tại các dự án đường bộ, đặc biệt là các dự án BOT, công bố doanh thu của các trạm thu phí để người dân cùng biết và giám sát.

Doanh thu thực tế là cơ sở để Bộ GTVT điều chỉnh lại thời gian thu phí của dự án, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Chưa cần đến các phương tiện đo đếm hiện đại, chỉ cần bằng mắt thường, người dân đã có thể nhận thấy lưu lượng phương tiện đang tăng rất nhanh trên nhiều tuyến đường.

Do đó, các cơ quan quản lý cần thường xuyên cập nhật lại thông tin về lưu lượng phương tiện và doanh thu thực của dự án để rút ngắn thời gian thu phí, giảm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp.

Đừng chỉ đưa quy trình ra để chứng minh là mình đã làm đúng mà vấn đề là các cơ quan có thẩm quyền cần phải thanh tra, kiểm tra xem quy trình ấy đã được thực hiện như thế nào, công bố cho người dân được biết. Hơn thế nữa, khi phát hiện ra vi phạm, để thất thoát với số tiền lớn, các tổ chức, cá nhân liên quan phải bị xử lý nghiêm khắc.

Đã hơn 3 năm triển khai, đến nay, việc áp dụng thu phí không dừng mới chỉ hoàn thành được mỗi trạm 2 làn tại 28 trạm thu phí trên quốc lộ 1 và quốc lộ 14, chưa thực hiện được trên tất cả các làn như mục tiêu ban đầu đề ra.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đến 31/12, tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc đều phải áp dụng thu phí không dừng, cho phép mỗi chiều 1 làn thu phí hỗn hợp.

Thế nhưng, đến thời điểm này, công việc triển khai vẫn còn rất bộn bề. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang cố tình trì hoãn áp dụng thu phí không dừng, vẫn tìm lý do để giữ lại càng nhiều làn thu phí hỗn hợp càng tốt.

Sự chậm trễ của việc triển khai giải pháp này chỉ càng khiến dư luận thêm nghi ngờ,các doanh nghiệp và có thể là cả các cơ quan quản lý không thực sự muốn minh bạch trong thu phí để trục lợi từ sự nhập nhằng.

Vì vậy, Bộ GTVT cần đẩy nhanh kế hoạch áp dụng phương thức thu phí không dừng, một giải pháp được cho là hữu hiệu để minh bạch mọi thông tin trong quá trình thu phí.

can thanh tra toan dien thu phi duong bo VEC 'từ chối phục vụ ô tô' với mục đích gì?

VEC cho biết thời gian qua đã thực hiện từ chối phục vụ ô tô và phục vụ trở lại với mục đích trước tiên ...

can thanh tra toan dien thu phi duong bo 'Qui định' từ chối phục vụ ô tô trên cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây như thế nào?

Trên trang web của VEC E có thông tin về qui định từ chối phục vụ ô tô trên cao tốc TP HCM - Long ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.