Là một phó phòng kinh doanh, thu nhập tốt, cuộc sống gia đình hạnh phúc, sức khỏe ổn định. Vậy mà cách đây 3 tháng, anh Lê Minh Hoàng, 35 tuổi ở Đống Đa, Hà Nội lại luôn bị thức dậy lúc khoảng 4-5h sáng bởi các cơn đau quặn bụng và kèm theo đó là cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức, đi ngoài phân đầu rắn đuôi nát, đi xong mới thấy đỡ đau hơn.
Buổi sáng, sau khi ăn sáng xong cảm giác muốn đi ngoài lại xuất hiện. Thậm chí có hôm đang ăn anh phải chạy vào nhà vệ sinh, buồn đi ngoài nhưng ngồi mãi chỉ đi được một chút, bụng rất khó chịu, nhất là hậu môn nóng rát phải nửa tiếng sau mới hết.
Lúc đầu anh Hoàng chỉ nghĩ do ăn uống nhậu nhẹt nên rối loạn tiêu hóa chút, vài hôm là hết. Thế nhưng triệu chứng kéo dài cả tháng nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ cũng như sinh hoạt hàng ngày của anh. Lúc nào cũng canh cánh cảm giác muốn đi ngoài, khổ nhất là những hôm nào phải đi tiếp khách với đối tác hoặc “trót dại” uống ly café vì quá thèm là cả ngày hôm đấy xác định chỉ có gần anh WC mà thôi.
Bệnh đang mắc ngày càng nhiều ở giới trẻ!
Theo PGS.TS.BS Vũ Văn Khiên – Chủ nhiệm khoa – Khoa Nội soi chẩn đoán Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, các biểu hiện trên hay gặp trong Hội chứng ruột kích thích (có tên viết tắt quốc tê là IBS, ở Việt Nam hay gọi là đại tràng co thắt) – một chứng bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hóa. IBS gặp cả ở người lớn tuổi và người trẻ nhưng đang gia tăng nhanh ở đối tượng trẻ như anh Hoàng. Các lý do hay gặp đó là: do căng thẳng, stress kéo dài, do lạm dụng các thuốc chống tiêu chảy hoặc táo bón, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm kém…
Bác sĩ cũng cho biết thêm, dây thần kinh ruột rất dễ bị kích thích bởi các yếu tố như ăn uống không hợp lý, sử dụng chất kích thích, lo lắng căng thẳng… Khi bị kích thích ruột, dẫn đến các rối loạn về phân mà biểu hiện hay gặp nhất là đi ngoài. Đặc biệt các cơn quặn thắt ruột thường xuất hiện lúc gần sáng – thời điểm giấc ngủ đang say khiến người bệnh thức dậy vội vã đi ngoài, sau đó rất mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Hơn nữa, khi ruột bị kích thích kéo dài, không những gây rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ngủ không sâu giấc) mà còn dẫn đến các tình trạng rối loạn khác như:
Đau bụng: Đau âm ỉ hoặc đau quặn, nổi cục. Đau thường xuất hiện trước khi đi ngoài, đi xong đỡ đau hơn. Liên quan đến thần kinh khu vực trực tràng hậu môn sẽ khiến tức, nóng rát hậu môn sau mỗi lần đi cầu, rất khó chịu.
Gây các vấn đề về dạ dày như Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, viêm nhẹ dạ dày…dùng thuốc trị dạ dày mãi không khỏi.
Rối loạn ngoài tiêu hóa như cảm giác khó thở, tim đập nhanh, hồi hộp trống ngực, tiểu khó…
Nếu không điều trị hợp lý, IBS ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, ăn uống kiêng khem quá mức, ngủ nghỉ kém và do bị hạn chế các hoạt động xã hội có thể khiến người bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần.
Xác định bệnh như thế nào?
Do triệu chứng của người bệnh rất khác nhau, thậm chí diễn biến bệnh trên một người cũng không cố định mà thay đổi theo thời gian. Vì vậy việc chẩn đoán xác định dựa vào phương pháp loại trừ các bệnh có tổn thương thực sự.
Mặc dù người bệnh phàn nàn vì có nhiều triệu chứng gây khó chịu như trên, nhưng khi thăm khám thầy thuốc không phát hiện thấy gì đặc biệt, người bệnh không sút cân, siêu âm bụng và xét nghiệm đều bình thường, chụp Xquang đại tràng có thể có tăng hoặc giảm co bóp hoặc rối loạn co bóp, nhưng khi soi toàn bộ đại tràng thì niêm mạc hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm phân cũng không có gì thay đổi rõ rệt.
Vậy làm sao khi bị hội trứng ruột kích thích:
Mặc dù là bệnh lành tính, không gây tử vong nhưng hầu như không có khả năng điều trị khỏi hẳn. Việc điều trị chủ yếu làm giảm triệu chứng giúp cho người bệnh đỡ khó chịu. Thầy thuốc cần phải giúp cho bệnh nhân hiểu được bệnh của họ và giải tỏa tâm lý lo ngại bị ung thư của người bệnh.
Để phòng và duy trì sự ổn định của bệnh, nên có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, tránh sử dụng những thức ăn dễ kích thích như: bia rượu, cà phê, ăn nhiều gia vị cay chua, chất béo, thức ăn dễ tạo men. Làm việc điều độ, tăng hoạt động thể lực, cố gắng tạo được giấc ngủ sâu, ngủ đủ, không nên thức quá khuya, tránh tình trạng stress.