Cảnh chen chúc trên những 'chuyến tàu từ địa ngục' ở Bangladesh

Hàng nghìn người dân Bangladesh vẫn ngày ngày chấp nhận đối mặt với tử thần, chen chúc trên những chuyến tàu siêu quá tải để di chuyển giữa nơi làm việc và nhà. 
canh chen chuc tren nhung chuyen tau tu dia nguc o bangladesh
Nhiếp ảnh gia 34 tuổi Yousuf Tushar có dịp ghi lại cảnh tượng những "chuyến tàu hoả địa ngục" chật ních người đi từ thành phố Tongi đến thủ đô Dhaka của Bangladesh. Tushar cho biết những cảnh tượng thường chỉ thấy khi chiến tranh hoặc thảm hoạ thiên nhiên xảy ra như thế là chuyện rất bình thường nơi đây, khi người lao động bắt đầu ngày làm việc mới.
canh chen chuc tren nhung chuyen tau tu dia nguc o bangladesh
Theo The Sun, cả số lượng ghế ngồi trên mỗi đoàn tàu lẫn số chuyến tàu đều quá ít ỏi và không thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của hàng nghìn người lao động ở Bangladesh. Trong khi đó, nếu không đi tàu, họ sẽ mất nhiều tiếng đống hồ mới đi bộ về đến nhà. Do đó, hành khách không còn sự lựa chọn nào khách ngoài việc bất chấp nguy hiểm và lên tàu bằng mọi cách.
canh chen chuc tren nhung chuyen tau tu dia nguc o bangladesh
Nhiều người không tìm được chỗ ngồi trong khoang hành khách buộc phải đứng trên nóc toa cách mặt đất gần 4m, hoặc bám vúi vào hai bên mạn tàu.
canh chen chuc tren nhung chuyen tau tu dia nguc o bangladesh
Kể cả phần đầu máy kéo cũng được tận dụng thành khoang hành khách bởi tất cả đều muốn đến chỗ làm đúng giờ.
canh chen chuc tren nhung chuyen tau tu dia nguc o bangladesh
Những chuyến tàu quá tải đông nghịt như thế này khiến việc soát vé hoặc đảm bảo an toàn cho trẻ em và phụ nữ là điều bất khả thi.
canh chen chuc tren nhung chuyen tau tu dia nguc o bangladesh
Nhiếp ảnh gia 34 tuổi cho biết: “Các tuyến tàu đi đến các quận khác nhau khắp Bangladesh. Người dân biết như vậy là nguy hiểm nhưng họ vẫn cứ sử dụng tàu làm phương tiện di chuyển hàng ngày.”
canh chen chuc tren nhung chuyen tau tu dia nguc o bangladesh
“Hành khách phải lên nóc tàu đứng hoặc bám vào thân tàu để được về nhà. Mọi người thường tự leo nhưng đôi khi họ lại sử dụng những miếng vải dài hoặc thang để lên được phần nóc. Khi tàu di chuyển, chúng tôi thường phải đứng im hoặc ngồi xuống và bám vào hai bên để giữ thăng bằng”, Tushar kể lại.
canh chen chuc tren nhung chuyen tau tu dia nguc o bangladesh
Bangladesh là đất nước đông dân thứ tám trên thế giới với dân số lên đến 162 triệu người. Trong khi đó, thủ đô Dhaka cũng là thủ đô có mật độ dân số cao thứ ba. Điều này gây áp lực không nhỏ lên các phương tiện giao thông công cộng, còn người dân buộc phải tận dụng mọi khả năng để đi lại.
canh chen chuc tren nhung chuyen tau tu dia nguc o bangladesh
Vào thời điểm mùa lễ hội hoặc những kì nghỉ dài ngày, những con tàu còn phải gồng mình chuyên chở số lượng hành khách tăng lên gấp bội.
canh chen chuc tren nhung chuyen tau tu dia nguc o bangladesh
Theo Tushar, mọi người đều chấp nhận di chuyển trên những chuyến tàu “tử thần” như vậy mà không cằn nhằn hay viết thư kiến nghị đến công ty khai thác tàu hoả bởi điều này là vô ích. “Hầu hết họ chỉ mong được về nhà và không ngại lên những đoàn tàu quá tải và nguy hiểm như thế. Hình ảnh ấy quá ấn tượng và tôi không thể nào dừng chụp hình lại được”, Tusher kể lại.
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.