Tối 31/12, khu vực các tuyến phố Hàng Gai, Cầu Gỗ, Lê Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Hành, Hàng Ngang, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ và quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hà Nội) đón lượng người lên tới hàng trăm nghìn, nhiều chưa từng thấy trong những năm qua.
Phố Cầu Gỗ và ngã ba Đinh Liệt, gần quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục là nơi chưa bị ken đặc như thế này bao giờ.
Dưới đất kín, trên các tầng cao cũng không còn chỗ trống mặc dù thủ đô không có màn trình diễn pháo hoa như ở TP.HCM hay Đà Nẵng.
Lý do chính là tại đây có màn trình diễn 3D nghệ thuật đẹp mới, lần đầu tiên xuất hiện.
Tương tự, tại quảng trường Cách Mạng Tháng 8 và các tuyến đường xung quanh cũng có một lượng người dày đặc suốt từ 20h đến sau giao thừa.
Phố Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Đinh Lễ, Phan Chu Trinh... không còn chỗ trống. Người nào đã ở đây không thể nhúc nhích nhiều giờ.
Tại khu vực này, trước cửa Nhà hát Lớn Hà Nội có chương trình văn nghệ chào mừng năm mới...
... và nghi lễ đếm ngược tại thời khắc chuyển giao chia tay năm cũ.
"Thời tiết Hà Nội 18 độ C nhưng với số lượng người đông thế này tôi nghĩ nóng như mùa hè", chị Hằng - một người dân đứng từ tòa nhà trên cao ngó xuống thấy kinh hãi.
Nhiều người cởi bỏ áo khoác vì nóng, chưa kể họ phải chịu cảnh chen lấn xô đẩy ngạt thở vì lượng người đông kỷ lục.
Nhiều hình ảnh thiếu văn minh tiếp tục tái diễn như trèo cây, giẫm đạp lên nhiều đồ vật để có vị trí cao ngó xem nghệ thuật.
Bất cứ chỗ nào có thể giẫm chân, đặt mông đều được giới trẻ tận dụng.
Có ý kiến cho rằng đôi khi chẳng vì xem những chương trình biểu diễn trên sân khấu mà đông đúc. Có người do thấy đông cứ xúm lại xem, thành ra "người xem người".
Người nào may mắn đến sớm đặt chỗ ở vị trí trên cao của các nhà hàng, quán xá thì không bị cảnh chen lấn kinh hoàng mà hàng chục nghìn người phải chịu đựng vài tiếng trước thời khắc chuyển giao năm cũ-mới.
Nhiều thanh niên lúc đầu thì cười thích thú....
Sau đó, một chàng trai tóc nhuộm vàng hoe cũng bị ngất xỉu cùng với phụ nữ và trẻ em.