[Cập nhật] CLB lãi nghìn tỉ 6 tháng đầu năm gọi tên Novaland

Kết thúc kì BCTC nửa đầu năm 2020, toàn thị trường ghi nhận 25 doanh nghiệp báo lãi ròng trên nghìn tỉ đồng. Cùng với nhóm 12 ngân hàng báo lãi khủng là các "ông lớn" như Vinhomes, Sabeco, Hòa Phát, Thế giới di động, PV Power…
[Cập nhật] CLB lãi nghìn tỉ 6 tháng đầu năm: Tiếp tục chứng kiến gương mặt thân quen, hai cái tên rời nhóm - Ảnh 1.

(Ảnh: Thu Thủy)

Thống kê từ Fiingroup, sau 6 tháng đầu năm, toàn thị trường chứng khoán ghi nhận 684 doanh nghiệp có lãi ròng sau thuế và 148 doanh nghiệp lỗ. Trong số các công ty báo lãi, trên sàn HOSE có 264 doanh nghiệp, trên HNX và UPCoM đồng thời ghi nhận con số 210 doanh nghiệp.

Toàn thị trường chỉ ghi nhận 25 doanh nghiệp báo lãi nghìn tỉ đồng với tổng lợi nhuận 86.225 tỉ đồng. So sánh với tổng số lãi ròng của 684 doanh nghiệp là 130.790 tỉ đồng, lợi nhuận của Top 25 doanh nghiệp dẫn đầu chiếm 66%.

Số ít các doanh nghiệp báo lãi lớn cho thấy sự phân hóa tương đối rõ nét trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường.

Như thường lện, nhóm ngành tài chính vẫn dẫn đầu danh sách khi có đến 12 nhà băng vào Top 25 doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất 6 tháng đầu năm 2020. Các doanh nghiệp phi tài chính khác là những "ông lớn" đầu ngành bất động sản, dầu khí – khí đốt, bán lẻ, thực phẩm - đồ uống… như Vinhomes, Thế giới di động, Sabeco, PV Gas…

[Cập nhật] CLB lãi nghìn tỉ 6 tháng đầu năm: Tiếp tục chứng kiến gương mặt thân quen, hai cái tên rời nhóm - Ảnh 2.

Top25 doanh nghiệp báo LNST 6 tháng nghìn tỉ đồng. Nguồn: Thu Thủy tổng hợp

"Câu lạc bộ" lãi nghìn tỉ gọi tên Novaland, họ Vingroup giữ vị thế nhờ Vinhomes

CTCP Vinhomes (VHM) tiếp tục giữ vị trí Top 1 về lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm với 11.446 tỉ đồng, tăng nhẹ 2,14% so với cùng kì. Tổng doanh thu thuần hợp nhất nửa đầu năm 2020 đạt 35.610 tỉ đồng, bao gồm doanh thu từ các hoạt động của Vinhomes, các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và hoạt động chuyển nhượng dự án.

Mặc dù tình hình dịch Covid-19 khiến thị trường bất động sản quí II trầm lắng, Vinhomes cho biết tại thị trường phía Bắc đã mở bán thành công nhiều tòa căn hộ tại Vinhomes Ocean Park và Vinhomes Smart City. Tại thị trường phía Nam, công ty chính thức ra mắt phân khu thấp tầng liên hoàn The Manhattan và The Manhattan Glory tại dự án đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Tuy nhiên, công ty mẹ Vingroup và Vincom Retail trong cùng hệ sinh thái với doanh nghiệp này tụt hạng lợi nhuận đáng kể sau hai quí đầu năm. Theo đó, LNST 6 tháng đầu năm của Vingroup đứng thứ 20, đạt 1.354 tỉ đồng, giảm 60,2% so với cùng kì.

Về phía Vincom Retail, lợi nhuận giảm từ 1.251 tỉ đồng còn 835 tỉ đồng sau 6 tháng năm 2020, qua đó chính thức bị loại tên khỏi "câu lạc bộ" lãi nghìn tỉ. 

Bên cạnh VRE, Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) cũng ghi nhận lợi nhuận ròng giảm mạnh từ 1.090 tỉ đồng nửa đầu năm ngoái về 850 tỉ đồng nửa đầu năm nay và không còn trong top các công ty lãi khủng.

[Cập nhật] CLB lãi nghìn tỉ 6 tháng đầu năm: Tiếp tục chứng kiến gương mặt thân quen, hai cái tên rời nhóm - Ảnh 3.

Nguồn: Thu Thủy tổng hợp

Đáng chú ý, nhóm doanh nghiệp lãi nghìn tỉ sau nửa đầu năm ghi nhận thêm một đơn vị trong ngành bất động sản là Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (NVL). Doanh nghiệp này ghi nhận tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng 49,6% từ nửa đầu năm ngoái lên 1.177 tỉ đồng nửa đầu năm nay.

Tuy nhiên, trong cơ cấu doanh thu của Novaland, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh 77% còn 1.860 tỉ đồng. Ngược lại, khoản thu từ hoạt động tài chính trong kì tăng đột biến gấp 11 lần cùng kì lên 2.665 tỉ đồng nhờ bán công ty con. Như vậy, tăng trưởng lãi ròng trong kì của Novaland không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Cùng trong nhóm công ty phi tài chính, Vinamilk tiếp tục giữ vị thế của "bà hoàng" của ngành sữa. Theo đó, công ty báo lãi ròng 6 tháng đạt 5.861 tỉ đồng, duy trì tăng trưởng so với cùng kì năm ngoái và giữ vị trí Top 4 doanh nghiệp có LNST lớn nhất.

Một số doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn dịch bệnh có Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) và Sabeco (SAB). Theo đó, ACV hiện là công ty có mức giảm lãi mạnh nhất trong các doanh nghiệp được thống kê, giảm 67,74% còn 1.194 tỉ đồng. LNST của Sabeco cũng giảm mạnh không kém với tỉ lệ 31,5% còn 1.933 tỉ đồng.

Trong nhóm dầu khí – khí đốt, mặc dù lọt top cổ phiếu lãi khủng, LNST của PV Gas và PV Power vẫn lần lượt giảm 33,7% và 20,7% về 4.063 tỉ đồng và 1.347 tỉ đồng. Tương tự, VEAM cũng trong nhóm các công ty báo lãi giảm mạnh 31% trong kì về 2.296 tỉ đồng do việc kinh doanh xe gặp nhiều khó khăn trong mùa Covid-19.

Ngoài ra, Thế giới di động (MWG) và Masan Consumer (MCH) cũng góp mặt trong nhóm doanh nghiệp LNST trên nghìn tỉ đồng dù kinh doanh đi xuống, giá trị cụ thể lần lượt là 2.027 tỉ đồng và 1.867 tỉ đồng.

Ngược lại, LNST 6 tháng năm 2020 của FPT Corp tăng 13,54% lên 2.021 tỉ đồng. Đáng chú ý, đại dịch Covid-19 thúc đẩy nhu cầu chuyển đổi số nhanh hơn khiến doanh thu chuyển đổi số của Tập đoàn đạt 1.773 tỉ đồng, tăng 65%. 

Cùng với FPT, Tập đoàn Hòa Phát cũng ghi nhận tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao đáng kể trong nửa đầu năm (31,1%), từ 3.860 tỉ đồng chạm tới mốc 5.060 tỉ đồng.

Bất chấp kinh tế khó khăn, 12/19 nhà băng trên sàn chứng khoán báo lãi nghìn tỉ

Trong số 12 nhà băng báo lãi nghìn tỉ 6 tháng đầu năm 2020, một nửa đã được cập nhật trong bài Câu lạc bộ lãi nghìn tỉ trong 6 tháng đầu năm trước đó.

Cụ thể, VCB dẫn dầu với 8.798 tỉ đồng dù giảm 3,1% so với cùng kì năm 2019; VPB thực hiện được 51,5% chỉ tiêu lợi nhuận năm sau 6 tháng với 5.265 tỉ đồng; TPBank ghi nhận lãi đột biến từ kinh doanh ngoại hối và hoạt động kinh doanh khác, kéo theo lãi ròng 6 tháng tăng 29,7% lên 3.492 tỉ đồng.

Ngoài ra, ngân hàng ACB và VIB cũng lần lượt báo lãi ròng 3.059 tỉ đồng và 1.885 tỉ đồng; TPBank cùng Sacombank góp tên trong top doanh nghiệp lãi khủng.

[Cập nhật] CLB lãi nghìn tỉ 6 tháng đầu năm: Tiếp tục chứng kiến gương mặt thân quen, hai cái tên rời nhóm - Ảnh 4.

Nguồn: Thu Thủy tổng hợp

Những cái tên mới trong nhóm ngân hàng, VietinBank báo lãi sau thuế 6 tháng đầu năm đạt 6.015 tỉ đồng, tăng 39,6%. Nguyên nhân chính giúp lợi nhuận ngân hàng tăng mạnh là nhờ cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro và chi phí hoạt động.

Một ngân hàng khác cũng duy trì mức tăng trưởng lợi nhuận ròng dương 19,2% trong kì là Techcombank lên 5.395 tỉ đồng. Ngoài ra, đến hết quí I, tổng nợ xấu nội bảng của ngân hàng giảm 31,8%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn giảm mạnh 65%; tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay giảm từ 1,33% đầu kì xuống còn 0,91%.

MBBank và HDBank ghi nhận kết quả kinh doanh đi lên với lãi ròng tương ứng 4.173 tỉ đồng và 2.322 tỉ đồng. Tuy nhiên, dù lãi ròng MBBank có sự tăng trưởng, tổng nợ xấu nội bảng của nhà băng này đã gần chạm mốc 3.780 tỉ đồng, tăng 23,5% tại thời điểm hết quí I. Nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh từ 174% lên 1.695 tỉ đồng.

Hai ngân hàng cuối cùng trong "câu lạc bộ" lãi ròng nghìn tỉ 6 tháng đầu năm là BIDV và SHB, với giá trị LNST tương ứng 3.581 tỉ đồng và 1.329 tỉ đồng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.