Cha mẹ thiếu quan tâm con dễ mắc bệnh tâm thần

Bỏ mặc hay áp đặt những điều trẻ không thích sẽ khiến trẻ có các hành vi tâm lý, tâm thần bất thường như nhổ tóc và ăn tóc, đất, cát…
cha me thieu quan tam con de mac benh tam than Bé gái 6 tuổi mắc hội chứng nghiện ăn tóc
cha me thieu quan tam con de mac benh tam than Tự cắt cụt chi do bệnh tâm thần hiếm gặp

Hội chứng nhổ tóc

cha me thieu quan tam con de mac benh tam than
Một bệnh nhi 6 tuổi phải nhập viện do nghiện ăn tóc được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 tháng hai vừa qua. Ảnh Mai Phương

Thông tin trên được bác sĩ Phạm Minh Triết, Trưởng khoa Tâm lý - Bệnh viện Nhi Đồng 1 đưa ra khi phân tích những biểu hiện tâm lý, tâm thần của trẻ mắc Hội chứng nhổ tóc (hội chứng Rapunzel) và Hội chứng ăn tạp (hội chứng Pica). Theo đó, một đứa trẻ mắc hội chứng trên thường có biểu hiện nhổ tóc và ăn tạp. Hai hội chứng này có thể tách biệt hoặc song song diễn ra.

Ở hội chứng nhổ tóc có khi chỉ là hoạt động bình thường, có thể đứa trẻ bị bệnh lý vấn đề về tóc và da như nấm ở da đầu, phụ huynh nên đưa con đi kiểm tra da liễu để xác định bệnh cụ thể.

Trường hợp liên quan đến vấn đề tâm lý, tâm thần, trẻ thường nhổ tóc do rối loạn, lo âu. Dễ gặp ở trẻ không được quan tâm, không có nhiều hoạt động vui chơi giải trí trong vô thức sẽ tự nhổ tóc mình để gây sự chú ý, lâu dần tạo thành thói quen.

Bác sĩ Triết thông tin, trước đây bệnh viện từng tiếp nhận một ca bệnh mà đứa trẻ nhổ sạch vùng tóc ở da đầu bên trái. Nguyên nhân bệnh nhi thích vẽ tranh nhưng cha lại bắt đi sinh hoạt ngoại khóa, đứa trẻ không muốn, dẫn đến những lúc người cha la mắng đã bức xúc, lo lắng, nhổ tóc và ăn tóc.

Đối với trường hợp ăn tóc, trẻ lớn hơn vẫn có những tình trạng này nhưng thường liên quan đến tâm lý nhiều hơn. “Chúng tôi đã từng tiếp nhận một bệnh nhân sau khi mẹ ruột mất ở với mẹ sau, khi bị la mắng đứa trẻ có biểu hiện chết đứng, hoảng sợ”, bác sĩ Triết kể lại.

Cũng theo bác sĩ Triết, một bệnh khác là rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trẻ sẽ thích làm một chuyện nào đó trong ám ảnh và nhổ tóc hay ăn tóc là một trong số đó.

Hội chứng ăn tạp

cha me thieu quan tam con de mac benh tam than
Không được quan tâm những đứa trẻ sẽ ăn tạp gốm, đất, vôi, móng tay... để gây sự chú ý.

Ngoài một số dân tộc do văn hoá có tục lệ ăn nhiều thứ hoặc những đứa trẻ dưới một tuổi chưa nhận thức được nên ăn tạp. Còn lại những đứa trẻ khác do không được hoạt động nhiều, không có gì chơi và không được quan tâm nên ăn tạp tạo sự chú ý. Hội chứng ăn tạp (Hội chứng Pica) thường gặp ở trẻ chậm phát triển tâm thần và tự kỷ.

Thời gian qua Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã điều trị cho một bệnh nhi 6 tuổi được chẩn đoán là tự kỷ hay bốc đất ăn. Khi gia đình đưa đi khám đứa trẻ đã ăn đất nhiều đến mức cơ thể bị thiếu máu, suy dinh dưỡng, thường xuyên mệt mỏi.

Bác sĩ Triết chỉ ra những đứa trẻ mắc hội chứng ăn tạp thường ăn những chất không hề có dinh dưỡng như đất, vôi, móng tay… khiến cơ thể mau sụt cân, suy kiệt.

Hội chứng ăn tạp tác động đến tinh thần của người bệnh, thậm chí gây rối loạn trạng thái tâm lý, căng thẳng thần kinh do người bệnh phải tự đấu tranh để cưỡng lại sự thèm khát kỳ quặc của vị giác.

Gia đình cần quan tâm tới trẻ nhiều hơn

cha me thieu quan tam con de mac benh tam than
Lời khuyên các bác sĩ đưa ra cha mẹ nên quan tâm đến con nhiều hơn.

Khi phát hiện con cái mình có biểu hiện kỳ quặc nêu trên, điều đầu tiên phụ huynh nên làm là đưa trẻ đi kiểm tra càng sớm càng tốt, để lâu mức độ bệnh càng nặng việc điều trị sẽ tốn thời gian.

Trong quá trình điều trị, các bác sĩ cần tư vấn cho gia đình trong việc xử trí các mối quan hệ xung quanh với đứa trẻ. Đặc biệt gia đình cần hiểu đây là một bệnh lý, đứa bé cần được giúp đỡ, động viên chứ không nên trách mắng. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, nhiều trẻ sau điều trị đã giảm ăn tóc.

Cha mẹ có thể thay đổi cách chăm sóc bằng hành động cụ thể như quan tâm hỏi han con mỗi ngày, bày trò và cùng chơi với con. Với một số bé quá chậm, không thể phân biệt được thức ăn nên thông qua những trò chơi thưởng phạt để in sâu trong tâm thức đứa trẻ.

Những trường hợp nặng hơn như chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế phải kết hợp điều trị bởi bác sĩ tâm lý lâu dài lẫn dùng thuốc. Phụ huynh đóng vai trò chủ động giúp con trị bệnh, bằng kỹ thuật đánh lạc hướng như dùng đồ chơi, các hoạt động khác giúp trấn áp suy nghĩ thèm tóc của đứa trẻ.

Bác sĩ Triết cũng lưu ý, những bệnh lo lắng, trầm cảm ở nữ nhiều hơn nam, ngược lại tăng động, tự kỷ thì nam nhiều hơn nữ.

Cuối tháng 2/2017, Bệnh viện Nhi Đồng 1 vừa phẫu thuật lấy một búi tóc lớn trong dạ dày một bệnh nhân nhi 6 tuổi (tạm trú tại Đồng Nai). Khi búi tóc lớn được lấy ra, đường kính nơi lớn nhất là 12cm, chiều dài 40cm chiếm toàn khoang bao tử chứa thức ăn của bé. Đây cũng là nguyên nhân chính lý giải cho tình trạng 6 tuổi nhưng bệnh nhi chỉ nặng 13kg (bằng cân nặng bé 2 tuổi). Nguyên nhân, bố mẹ làm công nhân, ít có thời gian quan tâm tới con, việc chăm sốc cô bé được giao cho bà ngoại.
chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.