Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM cho rằng nhiều doanh nghiệp có xe chỉ đi đường BOT nhưng vẫn phải nộp phí bảo trì đường bộ là không hợp lý. Ảnh minh họa: Di Linh |
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM cho biết, đơn vị này vừa có góp ý với Bộ GTVT về sửa đổi các quy định vận tải, kết cấu hạ tầng trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Theo ông Quản, đơn vị này có một số đề xuất như đưa hành vi xe quá tải thành loại "hành vi bị nghiêm cấm"; giữ nguyên quy định về quy mô phương tiện của doanh nghiệp; bổ sung nghĩa vụ của chủ hàng khi xe tải bị phạt.
"Chúng tôi cũng đề nghị cập nhật thông tin về lý lịch tài xế, số lần vi phạm, giấy phép... lên một hệ thống chung để tra cứu, xử lý vi phạm.
Ngoài ra, các phương tiện của doanh nghiệp có vốn nước ngoài được dễ dàng trong việc tự vận chuyển, không cần phù hiệu, không cần giấy phép kinh doanh, không công bằng cho các nhà vận tải chuyên nghiệp nội địa.
Do đó, chúng tôi kiến nghị là cùng nới lỏng hoặc là cùng siết chặt. Kinh doanh là phải bình đẳng", ông Quản cho biết.
Cụ thể, ông Quản cho rằng một số doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, có mang xe theo vận chuyển hàng nội bộ không chịu sự quản lý, không có phù hiệu.
"Vận chuyển hàng nội bộ, có lợi nhuận thì phải chấp hành luật pháp như nhau", đại diện Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM cho biết.
Chùm ảnh: Xe ô tô hàng chục chỗ ngồi 'dàn hàng' trên phố nhỏ hẹp, dân 'bất lực' tìm lối đi
Xe đón học sinh vây kín phố, xe du lịch "đại náo" phố cổ là những hình ảnh khiến người dân "ngán ngẩm" mỗi khi ... |
Được biết, trong thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp vận tải có cho rằng họ có nghĩa vụ nộp thuế, phải chịu nhiều loại phí, lệ phí như cảng nhà ga, đăng ký kiểm định phương tiện, cầu đường... và đặc biết là phí bảo trì đường bộ.
Ví dụ, đối với xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên là 17.160.00 đồng/năm.
"Mức phí này là quá cao, trong khi có những phương tiện của doanh nghiệp chỉ lưu thông trên một số tuyến đường BOT nhưng phải đóng cả phí bảo trì đường bộ.
Nhiều doanh nghiệp vận tải rất bức xúc vì BOT quá nhiều. Và ví dụ, nếu xe chỉ đi trên tuyến BOT TP HCM - Long Thành - Dầu Giây mà vẫn phải nộp phí bảo trì đường bộ là không hợp lý.
Do đó, chúng tôi đề nghị giảm phí bảo trì đường bộ hoặc đưa vào phí xăng dầu", ông Bùi Văn Quản nói.
Đáng chú ý là phía Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM cho rằng lực lượng chức năng xử lý các vi phạm giao thông hiện nay còn để lọt rất nhiều vi phạm, dẫn đến việc thực hiện các quy định pháp luật không nghiêm.
"Chúng tôi đã đề nghị qui định chế tài cho lực lượng này khi không hoàn thành nhiệm vụ", Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM thông tin.
Ngán ngẩm với cảnh ô tô hàng chục chỗ ngồi 'tung hoành' trên phố phường nhỏ hẹp
Tại Thủ đô Hà Nội, tình trạng xe đón học sinh, xe du lịch "tung hoành" trên phố đang khiến giao thông ở một số ... |