Chính thức cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê từ 1/1/2021

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng, các doanh nghiệp đang được cấp phép kinh doanh đòi nợ tiếp tục hoạt động cho đến khi qui định cấm kinh doanh đòi nợ thuê có hiệu lực từ 1/1/2021.

Sáng 10/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức buổi họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật đã được Quốc hội khóa XIV, kì họp thứ 9 thông qua.

Chính thức cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê từ 1/1/2021 - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung chủ trì họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố 10 luật đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kì họp thứ 9. (Ảnh: Quochoi)

10 luật đã được Quốc hội khóa XIV, kì họp thứ 9 thông qua gồm Luật Giám định tư pháp, Luật Hòa giải, Đối thoại tại tòa án, Luật Thanh niên, Luật Xây dựng, Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật, Luật Tổ chức Quốc hội.

Tại buổi họp báo, giới thiệu một số điểm mới của Luật Đầu tư, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Vũ Đại Thắng cho biết luật đã bổ sung "kinh doanh dịch vụ đòi nợ" vào danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh. Luật Đầu tư 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Theo ông Thắng, các doanh nghiệp đang được cấp phép kinh doanh đòi nợ vẫn tiếp tục hoạt động từ nay tới ngày 1/1/2021. Sau đó, các dịch vụ liên quan đến kinh doanh đòi nợ sẽ chấm dứt.

Ngoài ra, Luật cũng qui định tiếp tục cắt giảm một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không cần thiết, bất hợp lí, gây cản trở quá trình gia nhập thị trường của người dân, doanh nghiệp.


chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.