Loại hình cho vay rất mới
Trả lời báo chí tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018 về cho vay trực tuyến, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục rà soát, chỉnh sửa và bổ sung những quy định về cho vay.
Cụ thể, NHNN đã có những văn bản quy định về cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng thực hiện theo Thông tư 39, ban hành văn bản riêng đối với tín dụng tiêu dùng của các công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính.
Theo đó, NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng cũng như hoạt động của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Tín dụng đen không thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của NHNN.
Theo Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, vay vốn trực tuyến thực tế là một loại cho vay thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.
Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu (Ảnh: Infonet) |
“Ví dụ như Uber, Grab tức là thông qua các ứng dụng trên điện thoại, người ta chấp nối được người có nhu cầu di chuyển với người có phương tiện để vận chuyển”, ông Hiếu nêu.
Cụ thể, những công ty P2P Lending đóng vai trò môi giới, đứng giữa cung cấp một phần mềm để những người có tiền vay có thể chấp nối, liên kết với người cho vay.
Ông Nguyễn Trí Hiếu cho biết, cho vay trực tuyến đang ngày càng phổ thông. Người vay và người cho vay có thể thông qua chương trình, phần mềm của công ty đứng giữa P2P Lending mà không cần phải gặp mặt nhau. Theo ông Nguyễn Chí Hiếu, đây là một loại hình cho vay rất mới mà pháp luật Việt Nam chưa đề cập tới, chưa “đụng” tới.
“Công ty P2P Lending không phải là một tổ chức tài chính. Đúng như NHNN nói rằng, vay trực tuyến không thể được kiểm soát, quản lý bởi Ngân hàng Trung ương. Bởi NHNN chỉ quản lý những tổ chức tín dụng. Còn những công ty chấp nối như này cũng giống Grab, Uber. Nó không phải là một tổ chức tài chính đứng ra cho vay và huy động vốn”, ông Hiếu phân tích.
“Đúng là NHNN họ không quản lý. Thế nhưng đến cuối cùng phải có cơ quan nào quản việc này. Và có lẽ là Bộ Tài Chính”, ông Nguyễn Trí Hiếu nêu.
Khuyến khích phát triển nhưng phải có kiểm soát
Theo luật sư Lê Minh Trường (Giám đốc điều hành Công ty luật Minh Khuê), phải xác định được cho vay trực tuyến hay vay online chỉ là phương thức. Còn các ứng dụng vay đều phải đảm bảo quy định của pháp luật về tài chính thông qua Luật Ngân hàng và Luật các Tổ chức tín dụng.
“Các công ty tài chính bản chất được phép hoạt động cho vay nếu như đáp ứng đủ điều kiện quy định trong luật tổ chức tín dụng về vốn, kí quỹ, tài sản đảm bảo, cơ cấu tổ chức,… và việc thành lập các tổ chức tín dụng này ở Việt Nam được kiểm soát khá chặt chẽ”, ông Lê Minh Trường cho nói.
Luật sư Lê Minh Trường (Ảnh: luatminhkhue) |
“Những ứng dụng này tôi nghĩ nên khuyến khích phát triển vì nó tiết kiệm thời gian, công sức cho tất cả các bên nhưng phải kiểm soát những đơn vị cung ứng các ứng dụng này về mặt pháp lý xem họ có đáp ứng đầy đủ các quy định không”, ông Trường nêu.
Ông Lê Minh Trường cũng khẳng định, nếu các ứng dụng cho vay trực tuyến không đáp ứng theo quy định thì phải xử lý theo Luật các Tổ chức tín dụng và phải xử phạt nghiêm khắc.
Về mặt lãi suất, luật sư Lê Minh Trường cho biết điều này đã quy định rất rõ trong luật dân sự: chỉ được cho vay với mức lãi suất tối đa là 150% mức lãi suất NHNN công bố trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
“Về thỏa thuận, hiện nay có hai luồng ý kiến. Một là, hoàn toàn trái với tinh thần của Luật dân sự chỉ được cho vay đến mức 150% là tối đa. Luồng ý kiến khác lại cho rằng Luật các tổ chức tín dụng là luật điều chỉnh trực tiếp cái hoạt động này không hề bị giới hạn về mức lãi suất vay cho nên tôi cho vay là hợp pháp”, ông Lê Minh Trường nêu.
“Điều này cho thấy, hệ thống luật của chúng ta không đồng bộ với nhau. Dẫn đến các cơ quan quản lý cũng như là người tiêu dùng cũng không thể hiểu rằng mức lãi suất như nào là hợp lý”, luật sư Lê Minh Trường nói.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng phải có một khung pháp lý về cho vay trực tuyến được luật pháp quy định bao gồm những điều kiện cho vay, quy định về lãi suất, quy định về hợp đồng,… cụ thể.
“Phải có hợp đồng giữa hai bên cho vay với nhau. Thỏa thuận đó phải được thể hiện trên giấy tờ chứ không phải bằng miệng hoặc phần mềm để rồi cuối cùng không ai có bằng chứng về những cái thỏa thuận đó.
“Tại thời điểm này không có một quy định nào về việc giữa các cá nhân cho vay với nhau ngoài Luật dân sự. Thế nhưng, việc cho vay thông qua một ứng dụng công nghệ thông tin thì thật ra luật pháp việt nam chưa bao giờ đề cập đến. Từ đó, sẽ nảy sinh lừa đảo và nhiều hệ lụy khác", ông Nguyễn Trí Hiếu khẳng định.
Tín dụng đen chiếm 60% vốn của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ông Nguyễn Kim Hùng, Giám đốc Công ty Cổ phần Tái cấu trúc doanh nghiệp Việt cho biết một số doanh nghiệp vừa và nhỏ ... |
Vì sao khó dẹp nạn tín dụng đen?
Luật quy định chỉ cần cho vay lãi suất hơn 8,5%/tháng, hưởng lợi bất chính trên 30 triệu đồng là có thể xử lý hình ... |
Vay tiền online: Xử lý thế nào khi có tranh chấp?
Cho vay ngang hàng trực tuyến (P2P) là hình thức các doanh nghiệp, tổ chức thu hút tiền của nhà đầu tư, sau đó kết nối ... |
Không có tài sản bảo đảm vẫn được vay ngân hàng đến 200 triệu đồng
Từ ngày 25/10/2018, cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn được vay ngân hàng không cần có tài sản bảo ... |
Bùng phát cho vay tiền trực tuyến lãi suất 720% mỗi năm
Hàng loạt website tại Việt Nam đang rầm rộ cho vay trực tuyến nhanh, "lãi suất" có nơi lên đến 720% một năm. |