Chuyên gia Nhật Bản chứng minh nước sông Tô Lịch sau xử lí trong và sạch bằng cách này

Chuyên gia Nhật Bản và đơn vị thí điểm rải đá trắng, thả cá ở sông Tô Lịch chứng minh nước đã trong và sạch.

IMG_3401

Đá trắng được rải xuống sông Tô Lịch và một góc hồ Tây để người dân cảm nhận độ trong của nước sau khi xử lí. (Ảnh: Di Linh).

Rải đá trắng xuống sông Tô Lịch để cảm nhận rõ độ trong

Như tin đã đưa, ngày 16/9, Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản, đơn vị thí điểm xử lí ô nhiễm (JVE) và các đơn vị liên quan đã tiến hành lấy mẫu nước, phân tích đánh giá thí điểm sau thời gian kéo dài do xả nước từ hồ Tây.

Cụ thể, Tổng cục môi trường, Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) và Trung tâm chất lượng Bảo vệ tài nguyên nước đã lấy mẫu nước ở sông Tô Lịch, hồ Tây.

"Sau khi lấy mẫu, dự kiến khoảng 10 ngày sau, các đơn vị sẽ có kết quả. Dự kiến, kết quả thí điểm xử lí ô nhiễm ở sông Tô Lịch sẽ được công bố vào giữa tháng 10", ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch JVE - đơn vị thí điểm xử lí ô nhiễm, nói.

Ông Tuấn Anh cũng cho biết, theo Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản, thời gian qua, nước trong lòng sông Tô Lịch sau xử lí đã trong.

Tuy nhiên, sông Tô Lịch có lượng bùn đen tích tụ nhiều năm mặc dù qua xử lí đã phân hủy rất nhiều thành CO2 và nước nhưng do thời gian ngắn chưa thể phân hủy hoàn toàn.

Điều này khiến chuyên gia, người dân khi nhìn từ trên bờ xuống dễ hiểu nhầm việc nước vẫn còn màu đen đặc trưng.

Theo ông Tuấn Anh, 13/9/2019, JVE đã nhận được chỉ đạo kĩ thuật của phía Tổ chức xúc tiến Thương mại-Môi trường Nhật Bản và cho rải đá trắng xuống sông và một góc hồ Tây để người dân cảm nhận rõ hơn được độ trong của nước trong khu thí điểm.

Cụ thể, JVE tiến hành rải đá trắng vào khu vực thí điểm để chứng minh việc nước trong có thể nhìn rõ các viên đá trắng ở dưới lòng sông và tầng đáy một góc hồ Tây.

Để đảm bảo mĩ quan và kĩ thuật xử lí về sau, đơn vị này đã lót tấm lưới trước khi rải trong khu xử lí 300m trên sông Tô Lịch.

IMG_3258

Cá Koi Nhật Bản được thả vào bồn nước sông Tô Lịch sau khi xử lí. (Ảnh: Di Linh).

Thả cá chứng minh nước đã sạch

Cùng ngày, các chuyên gia Nhật Bản và đơn vị thí điểm cũng tiến hành thả cá Koi Nhật Bản và cá chép của Việt Nam vào bồn nước sông Tô Lịch đã qua xử lí và một góc hồ Tây.

Ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, cá Koi, cá chép rất nhạy cảm, không thể sống nếu nước ô nhiễm.

"Như các bạn đã biết, tôi từng tắm nước sông Tô Lịch sau xử lí và chúng tôi thả cá để chứng minh nước sau khi xử lí đã sạch.

Tại bồn nước sau khi xử lí, cá có thể sống, phát triển mà không cần máy sục khí oxy", TS Kubo Jun, chuyên gia môi trường Nhật Bản nói.

Ngoài thả cá vào bồn nước sau khi xử lí, đơn vị thí điểm cũng thả hàng trăm con cá rô vào một ô lưới quây ven sông Tô Lịch (nằm trong khu vực thí điểm).

Dự án thí điểm xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch và một góc hồ Tây được tiến hành cách đây 4 tháng.

IMG_3297

Cá rô được thả vào khu vực quây lưới ở sông Tô Lịch. (Ảnh: Di Linh).

IMG_3271

Cá chết ở mẫu nước sông Tô Lịch chưa xử lí và vẫn sống ở mẫu nước đã xử lí. (Ảnh: Di Linh).

Thời điểm 4 tháng trước, các chuyên gia Nhật Bản và đơn vị thí điểm đã lắp các thiết bị xử lí công nghệ Nano-Bioreator xuống lòng sông Tô Lịch (chiều dài thí điểm khoảng 300m). Thời gian dự kiến thí điểm đến nhày 17/7.

Tuy nhiên, ngày 9/7, Công ty Thoát nước Hà Nội đã xả hơn 1,5 triệu M3 nước hồ Tây vào sông Tô Lịch và ảnh hưởng đến việc thí điểm xử lí ô nhiễm.

Sau đó, Tổ chức Xúc tiến môi trường-Thương mại Nhật Bản đề nghị kéo dài thí điểm đến ngày 17/9.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.