Có nên mở rộng phạm vi giao dịch bất động sản được công chứng?

Đề xuất mở rộng thẩm quyền công chứng về giao dịch bất động sản tại dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) ghi nhận những ý kiến trái chiều của các đại biểu Quốc hội.

(Ảnh tư liệu minh họa: Hải Quân).

Sáng nay 25/6, Quốc hội tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7. Tham gia thảo luận là về Luật Công chứng (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Đoàn ĐBQH TP HCM đề nghị cần cân nhắc đối với đề xuất mở rộng phạm vi giao dịch về bất động sản được công chứng không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

"Đây là mục tiêu chúng ta hướng đến, nhưng nếu quy định ngay trong giai đoạn hiện nay là hết sức nguy hiểm, chưa phù hợp với thực trạng của nước ta.

Bởi lẽ, việc xây dựng cơ sở dữ liệu về bất động sản hiện nay mới đang bắt đầu ở một số địa phương, sự liên thông mới có, tính chính xác của số liệu và thông tin liên quan cần có quá trình hoàn thiện, hạ tầng cở sở về trang thiết bị cơ sở vật chất không đồng đều giữa các địa phương trên cả nước. Vậy nên nền tảng xã hội trong vài năm tới chưa đủ để thực hiện việc bỏ địa hạt công chứng đối với bất động sản.

Tình trạng lừa đảo qua công nghệ chưa được kiểm soát hiệu quả, do đó trong giai đoạn này cần hết sức thận trọng trong việc bỏ địa hạt công chứng nhằm hạn chế rủi ro pháp lý cho người dân", bà Hạnh nói. 

Cùng góp ý về nội dung liên quan thẩm quyền công chứng giao dịch bất động sản, song đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp lại đề nghị không giới hạn quyền công chứng giao dịch bất động sản của công chứng viên trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh.

"Như báo cáo của cơ quan thẩm tra, các cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, nhà ở, dân cư, bất động sản hiện đã được xây dựng khai thác. Vì vậy, việc hạn chế thẩm quyền công chứng trong phạm vi về giao dịch bất động sản sẽ gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện công chứng. 

Hơn nữa, bản thân công chứng viên cũng phải biết công chứng đúng sai và chịu trách nhiệm cá nhân, cho nên quy định mở rộng sẽ là hợp lý và có sự đồng tình cao", ông Hòa nói. 

Tại Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), nội dung quy định về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản nêu: Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch có liên quan đến bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở.

Trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản, văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản. 


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
Một tập đoàn Đài Loan với 30 doanh nghiệp vệ tinh dự báo sắp kéo về KCN Châu Đức, vừa trả trước cho SZC gần 400 tỷ đồng
Quý III vừa qua, SZC đã nhận 359 tỷ đồng tiền thuê đất từ Electronic Tripod. Theo ước tính của BSC, có 30 doanh nghiệp phụ trợ theo Tập đoàn Tripod cũng có nhu cầu thuê đất tại KCN Châu Đức. Nhờ đó, SZC có thể sẽ cho thuê thêm 30 - 40 ha đất trong 2 năm tới.