Có nên ủng hộ trường đại học tuyển sinh bằng tổ hợp “lạ”?

Bên cạnh ý kiến phản đối một số trường ĐH tuyển sinh tổ hợp không đúng ngành đào tạo thì cũng có ý kiến ủng hộ và đề xuất giải pháp...

Mới đây, một số trường đại học (ĐH) bất ngờ thông báo tuyển sinh ngành kỹ thuật, khoa học tự nhiên, y học sử dụng tổ hợp khối C (Văn - Sử - Địa), để xét tuyển bên cạnh khối A, B truyền thống. Ngược lại ngành Văn học, có trường thông báo tuyển sinh thêm học sinh khối A.

Việc thông báo tuyển sinh như thế này đã khiến nhiều người bất ngờ, băn khoăn về chất lượng đào tạo của các trường.

co nen ung ho truong dai hoc tuyen sinh bang to hop la
Đại học Công nghệ Đồng Nai tuyển sinh khối C ngành Công nghệ Thông tin, Kế toán, Tài chính Ngân hàng (Ảnh: Zing)

Tuyển tổ hợp "lạ" là hạ thương hiệu của trường

PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Thủy lợi cho rằng, cách tuyển này không phù hợp. Khối kỹ thuật, nhất là Công nghệ kỹ thuật xây dựng, điện, điện tử, công nghệ thông tin... đòi hỏi người học phải có nền tảng kiến thức Toán, thậm chí Vật lý phải vững chắc. Các em thi khối C, nếu học môn Toán tốt thì không sao nhưng nếu yếu sẽ rất khó theo học ngành kỹ thuật ở bậc ĐH.

Theo PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh, dù được tuyển đầu vào bằng khối A nhưng 1% sinh viên các ngành kỹ thuật của trường hàng năm vẫn bị cảnh báo học vụ vì không đáp ứng được yêu cầu học tập. Trường ĐH có sử dụng tổ hợp Văn - Sử - Địa để xét tuyển ngành kỹ thuật sẽ khó tuyển sinh vì ít thí sinh khối C tự tin đăng ký.

Còn theo PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội, trường ĐH nào tự đưa ra mức điểm chuẩn thấp hoặc thông báo tuyển tổ hợp lạ trái với ngành đào tạo thì cũng có nghĩa là hạ thấp thương hiệu của trường, ngành đào tạo của mình.

Nên ủng hộ nhưng có sự kiểm soát

Bên cạnh những ý kiến phản đối vì cho rằng những trường tuyển sinh tổ hợp không đúng chuyên ngành là “vơ bèo vạt tép”, cố tuyển sinh bằng mọi giá mà không chú trọng đến chất lượng đào tạo, quyền lợi của thí sinh thì cũng có nhà giáo bày tỏ ủng hộ cách thức tuyển sinh tổ hợp khác lạ với ngành.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho biết, Bộ GD-ĐT đã cho phép nhiều trường ĐH được tự chủ tuyển sinh. Năm nay, Bộ cũng bỏ quy định về điểm sàn trong xét tuyển vào các trường ĐH.

co nen ung ho truong dai hoc tuyen sinh bang to hop la
Thí sinh cần cân nhắc kỹ chọn tổ hợp, ngành nghề khi đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ (ảnh minh họa)

Ở nhiều nước trên thế giới, học sinh tốt nghiệp THPT là có thể được xét tuyển vào các trường ĐH. Tuy nhiên, các trường ĐH quan tâm siết chặt việc cho sinh viên tốt nghiệp. Việc làm này cũng là để quản lý đào tạo sinh viên chất lượng hơn, đáp ứng yêu cầu xã hội.

Ví dụ như kỳ thi SAT của Mỹ để chọn lựa học sinh vào trường ĐH bao gồm tất cả các câu hỏi kiểm tra kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội đến ngoại ngữ. Nếu ai đạt đủ điểm theo yêu cầu của từng trường ĐH thì sẽ được vào học. Trong quá trình học, nếu sinh viên nào không theo kịp được chương trình nhà trường đề ra thì sẽ bị “đào thải”.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, từ trước đến nay, nhiều người vẫn có lối nghĩ là tuyển sinh vào ĐH nên theo các tổ hợp truyền thống khối A, B, C, D. Nếu bây giờ, có một số trường đưa ra ý tưởng mới là tuyển sinh theo tổ hợp môn thi có thể khác với ngành học thì chúng ta nên ủng hộ.

Sở dĩ, không nên phản bác lại đề xuất của một số trường vì thực tế đã chứng minh, sinh viên ở nhiều nước trên thế giới khi vào ĐH có cần phải xét tuyển theo từng tổ hợp truyền thống như ở Việt Nam nhưng khi tốt nghiệp, họ vẫn có trình độ, kỹ năng đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và xã hội. Đó là các em học tập hoàn toàn chủ động, có tính sáng tạo, được trang bị kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho rằng, có thể những trường thông báo tuyển sinh tổ hợp môn lạ, khác với khối ngành đào tạo vì đang gặp khó khăn khi có ít sinh viên. Tuy nhiên, học sinh hiện nay đủ sáng suốt lựa chọn môn thi, trường học, ngành nghề để khi tốt nghiệp có thể xin được việc làm với mức lương mong đợi. Vì vậy, số lượng thí sinh chọn những tổ hợp môn không phù hợp với ngành đào tạo ở trường ĐH chắc chắn không nhiều.

Còn việc các trường có tuyển sinh tổ hợp môn thi khác ngành đào tạo như là cách thu hút sinh viên theo học bằng mọi giá thì cũng khó thể tồn tại lâu dài. Điều quan trọng của một trường có thu hút được sinh viên học tập hay không chính là uy tín, chất lượng đào tạo.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề trên, PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trường phòng Đào tạo trường ĐH Kinh tế Quốc dân, theo quy chế thì việc lựa chọn tổ hợp xét tuyển là quyền tự chủ của các trường nên cũng cần phân biệt "khối A,B,C" theo cách hiểu cũ với "Tổ hợp" theo quy định hiện nay.

Nếu tổ hợp C có môn Toán, ví dụ: C03 (Toán, Ngữ văn, Lịch sử), C04 (Toán, Văn, Địa lý)... thì việc lựa chọn các tổ hợp này cũng có thể chấp nhận được với một số chuyên ngành có truyền thống tuyển sinh khối A hoặc C trước đây.

Việc một số trường thông báo tuyển sinh tổ hợp "lạ" khác với ngành đào tạo, Bộ GD-ĐT đã có ý kiến sẽ kiểm tra và yêu cầu giải trình. Đây là một việc làm cần thiết để thí sinh cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn lựa tổ hợp, ngành nghề đào tạo phù hợp với năng lực của bản thân cũng như hạn chế các trường cố tuyển sinh bằng mọi giá./.

co nen ung ho truong dai hoc tuyen sinh bang to hop la Xét tuyển bằng tổ hợp lạ: Cả trường và thí sinh đều thiệt

Kỳ tuyển sinh năm 2018 nhiều trường đại học khiến dư luận ngỡ ngàng khi đồng loạt đưa ra nhiều tổ hợp xét tuyển không ...

co nen ung ho truong dai hoc tuyen sinh bang to hop la Người học nên cân nhắc kỹ khi lựa chọn tổ hợp 'lạ'

Năm qua của giáo dục Việt Nam đã chứng minh sự hợp lý của tổ hợp đối với từng khối ngành, đặc biệt là những ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.