Cổ phiếu ngân hàng được định giá lại giữa cơn sóng tăng giá: Cao nhất 135.000 đồng/cp, nhiều mã mục tiêu trên 60.000 đồng/cp

Chứng khoán BSC đưa ra khuyến nghị khả quan với ngành ngân hàng trong năm 2021 với quan điểm tăng trưởng lợi nhuận cao nhờ sự phục hồi của nền kinh tế, kiểm soát tốt chất lượng tài sản sau dịch bệnh.

BSC định giá lại loạt cổ phiếu ngân hàng

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC, Mã: BSI) vừa công bố báo cáo đánh giá về nhóm ngân hàng. Tại báo cáo lần này, BSC đưa ra định giá mới cho hàng loạt cổ phiếu ngân hàng.

Theo định giá từ chuyên gia của Chứng khoán BSC, cổ phiếu VCB của Vietcombank có giá mục tiêu cao nhất với 135.000 đồng/cp. Ngoài ra, nhiều mã khác có mức định giá mục tiêu trên 60.000 đồng/cp như BID (67.000 đồng/cp), CTG (69.500 đồng/cp), TCB (71.500 đồng/cp), VPB (90.100 đồng/cp). 

Hai cổ phiếu MBB và ACB được định giá trên 50.000 đồng/cp. Các cổ phiếu ngân hàng khác được BSC đưa giá mục tiêu trên 30.000 đồng/cp như STB, SHB, LPB, OCB.

So với mức giá tại phiên 25/5, mức giá mục tiêu của đa số cổ phiếu trên đều có dư địa tăng giá (upside) trên 30%. Hai mã BID và MBB có dư địa tăng giá trên 40%.

Cổ phiếu ngân hàng được định giá lại giữa cơn sóng tăng giá: Cao nhất 135.000 đồng/cp, nhiều mã mục tiêu trên 60.000 đồng/cp - Ảnh 1.

Định giá cổ phiếu ngân hàng của Chứng khoán BSC, Nguồn: BSC.(*) Giá hiện tại của các cổ phiếu ngân hàng được tính tại phiên 25/5/2021.

Theo dự phóng của công ty chứng khoán này, giá trên sổ sách (P/B) của các cổ phiếu ngân hàng trong năm 2021 đa phần thấp hơn 2 lần. Trong đó, mã VCB có P/B dự phóng cao nhất là 3 lần trong năm nay.

Tại ngày 25/5, P/B forward toàn ngành ngân hàng đã đạt mức 1,8 lần, cao hơn mức Chứng khoán BSC sử dụng để định giá toàn ngành. Công ty này cho rằng có thể do một số yếu tố như (1) tốc độ tăng trưởng cao giúp ngành ngân hàng được nhà đầu tư chấp nhận mặt bằng giá cao hơn, (2) các chủ đề đầu tư (catalyst) trong năm 2021 giúp đánh giá lại giá trị và (3) lãi suất vẫn tiếp tục ở mức thấp giúp mặt bằng định giá toàn thị trường (trong đó có ngành ngân hàng) cao hơn.

Cổ phiếu ngân hàng được định giá lại giữa cơn sóng tăng giá: Cao nhất 135.000 đồng/cp, nhiều mã mục tiêu trên 60.000 đồng/cp - Ảnh 2.

Mặt bằng lãi suất vẫn ở mức thấp. Nguồn: BSC.

Vì đâu BSC nâng định giá cổ phiếu ngân hàng?

Trở lại với phân tích của Chứng khoán BSC, công ty chứng khoán này cho rằng kết quả kinh doanh quý I phần nào phản ánh kỳ vọng về ngành ngân hàng trong năm 2021. Sự phục hồi của nền kinh tế diễn ra nhanh chóng trong khi tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ. 

Tăng trưởng lợi nhuận quý I cao đến từ nhiều yếu tố thuận lợi như phục hồi về cho vay, tối ưu hóa nguồn huy động giúp giảm chi phí vốn, sự phục hồi tăng trưởng thu ngoài lãi và tiết giảm chi phí. 

Trong quý II/2021, Chứng khoán BSC cho rằng lãi suất trung bình sẽ tăng so với cùng kỳ do các khoản vay chủ yếu được tái cơ cấu và giảm lãi suất bắt đầu từ cuối quý I/2021 và kéo dài hết 2021. Kỳ vọng lãi suất huy động sẽ không có nhiều biến động. Do đó, NIM toàn ngành trong quý II/2020 vẫn sẽ tiếp tục được cải thiện mạnh so với cùng kỳ.

Cổ phiếu ngân hàng được định giá lại giữa cơn sóng tăng giá: Cao nhất 135.000 đồng/cp, nhiều mã mục tiêu trên 60.000 đồng/cp - Ảnh 3.

Nguồn: BSC.

Bên cạnh đó, lo ngại về trích lập dự phòng cũng giảm bớt khi các khoản nợ tái cơ cấu giảm mạnh. Hơn nữa, nhiều chủ đề đầu tư (catalyst) đến từ các cổ phiếu lên sàn và chuyển sàn, bán một phần công ty con và ký hợp đồng bancassurance là những nhân tố giúp ngành ngân hàng có thể thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Về kế hoạch kinh doanh, các ngân hàng đưa ra kế hoạch năm 2021 khả quan với kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận dự kiến 20,8%. Các ngân hàng cũng đặt kế hoạch tăng vốn trong năm 2021, chủ yếu đến từ nguồn trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm. Một số ngân hàng có thể lên kế hoạch bán vốn cho nước ngoài trong thời gian tới như Vietcombank, BIDV, HDBank, VPBank,...

Cổ phiếu ngân hàng được định giá lại giữa cơn sóng tăng giá: Cao nhất 135.000 đồng/cp, nhiều mã mục tiêu trên 60.000 đồng/cp - Ảnh 4.

Nguồn: BSC.

Đánh giá về tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng quý I năm đạt mức 2,93%, tăng mạnh so với cùng kỳ 2020 (1,3%) nhờ sự phục hồi của nền kinh tế. Tín dụng toàn hệ thống đạt gần 9,5 triệu tỷ đồng. Việc tín dụng phục hồi giúp nhiều ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tín dụng. Nhiều ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao như MBBank (8%), Sacombank (6,3%) và  Techcombank (6,2%).

Hiện nay, tỷ trọng cho vay cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và doanh nghiệp lớn khá đồng đều ở mức trung bình (tỷ lệ tương ứng 50%, 30%, 20%). Chứng khoán BSC cho rằng đây là tỷ lệ tương đối ổn định qua thời gian của các ngân hàng. 

Trong thời gian tới, nhiều ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh cho vay SME và cá nhân, từ đó có thể tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ (bao gồm cho vay SME và cá nhân) lên mức trung bình 80% cho toàn ngành.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
Eurowindow sắp làm khu đô thị Sport City hơn 4.000 tỷ ở TP Vinh
Khu đô thị Eurowindow Sport City tại các phường Đông Vĩnh, Cửa Nam, TP Vinh có quy mô gần 38 ha, tổng mức đầu tư 4.054 tỷ đồng. Dự án vừa được giao đất đợt đầu với diện tích hơn 27 ha.