Sáng 17/6, Công ty Cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) - đơn vị thí điểm xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch đã hoàn thành việc quây đoạn sông khoảng 70m để trình diễn phân hủy lớp bùn hữu cơ thành C02 và nước.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVE cho biết đơn vị này không đưa hệ thống xử lí đang đặt ở lòng sông Tô Lịch vào khu vực này mà đặt các tấm Bioreactor được làm chủ yếu từ đá núi lửa Nhật Bản trong khu vực 70m2 nêu trên.
Các tấm Bioreactor được làm chủ yếu từ đá núi lửa Nhật Bản, không tan trong nước, tồn tại thời gian lâu. "Công nghệ này đã được Nhật Bản làm từ năm 1994", ông Tuấn Anh nói.
Sáng 17/6, các tấm Bioreactor được công nhân đặt xuống lớp bùn trong khu vực trình diễn.
Các tấm Bioreactor trước đó đã được đặt trong các máy xử lí ở lòng sông.
Sáng 17/6, nhiều người dân đã tập trung ở khu vực xử lí để quan sát.
Diện tích quây để xử lí khoảng 70m2 và được đặt 4 tấm Bioreactor.
Nước sông Tô Lịch được bơm vào khu vực quây. Dòng nước xả thử ra ngoài khá đen.
Còn đây là dàn phun nước bơm sông Tô Lịch vào khu vực trình diễn xử lí bùn.
Nước sông sẽ được bơm ngập các tấm Bioreactor. Đáng chú ý, nước sông sẽ lưu thông qua khu vực quây tôn xử lí chứ không để nước tĩnh.
Đây là đoạn sông Tô Lịch trước khi bơm nước vào với khá nhiều váng bùn. Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, sau 2 tuần, những thay đổi ở khu vực này sẽ rõ rệt.
Cũng trong sáng 17/6, 3 đơn vị độc lập đã lấy mẫu nước ở sông Tô Lịch để phân tích sau 1 tháng thí điểm công nghệ Nhật Bản.
Khu vực lấy nước kéo dài khoảng 300m.
Các kết quả phân tích mẫu nước có thể phải chờ từ 7-10 ngày.
Như vậy, khoảng cuối tháng 6, người dân sẽ được biết kết quả xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch.
Clip lắp đặt các tấm Bioreactor, xử lí bùn sông Tô Lịch.