Ngày 16/6, Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) - đơn vị thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản (Nano-Bioreactor) đang hoàn thiện khu vực "trình diễn phân hủy bùn thành CO₂ và nước" ở sông Tô Lịch.
Khu vực này được quây kín một đoạn sông Tô Lịch cạn trơ bùn khoảng 70m2.
Khu vực "trình diễn phân hủy bùn thành CO₂ và nước" ở sông Tô Lịch nằm ở đoạn sông Tô Lịch qua phố Nguyễn Đình Hoàn.
Ngày 16/6, các công nhân đang lắp máy bơm để bơm nước vào khu vực "trình diễn phân hủy bùn thành CO₂ và nước".
Nước sông Tô Lịch sẽ được bơm vào khu vực đã quây kín.
Hệ thống ống dẫn nước sông Tô Lịch chạy dọc theo khu vực này. Theo đơn vị thí điểm, khi mực nước sông Tô Lịch thấp, dẫn đến không đủ nước để dẫn bọt khí nano đến khu vực bùn cao hơn mực nước nên chuyên gia Nhật Bản quyết định quây khu vực bùn (có cung cấp nước thải liên tục từ bên ngoài vào, tạo dòng lưu thông trong khu vực quây bùn, chứ không phải là hoàn toàn tách biệt với khu nước thải bên ngoài) để thực hiện công nghệ phân hủy bùn thành CO2 và nước.
Theo đơn vị thí điểm, lớp bùn dưới sông Tô Lịch có nơi dày cả mét. Công nghệ trên sẽ xử lí bùn mà không cần nạo vét.
Khu vực quây kín để trình diễn phân hủy bùn có nhiều đoạn trong suốt.
Được biết, điều này nhằm giúp người dân có thể quan sát và so sánh màu sắc nước ở khu vực quây kín và bên ngoài.
Trao đổi với chúng tôi tại hiện trường, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty JVE cho biết sẽ di chuyển máy xử lí số 2 đang đặt ở lòng sông vào khu vực này.
Tính đến ngày mai (17/6), việc thí điểm xử lí ô nhiễm ở sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản đã được 1 tháng.
Nhiều người dân rất kì vọng sông Tô Lịch trong xanh trở lại.
Clip cận cảnh khu vực "trình diễn phân hủy bùn thành C02 và nước"" ở sông Tô Lịch.