Sáng 19-3, Bệnh viện Chợ Rẫy công bố vừa ghép tim, thận thành công cho hai trường hợp tuổi còn rất trẻ từ nguồn tạng xuyên quốc gia. Người ghép tim là anh Nguyễn Quốc H. (29 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang, bị bệnh cơ tim giãn nở ) và người ghép thận là nữ sinh viên Phạm Hoài Th. (25 tuổi, ngụ tỉnh Ninh Thuận, bị suy thận mạn giai đoạn cuối). Người hiến tạng là một nam quân nhân (45 tuổi, ngụ Hà Nội), bị chết não do tai nạn khi đang làm nhiệm vụ.
Nguồn tạng hiến được di chuyển từ miền Bắc về tới Bệnh viện Chợ Rẫy |
Trước đó, ngày 26-2, Bệnh viện Chợ Rẫy đã đón nhận 2 tạng (tim và thận) được chuyển vào từ Bệnh viện Quân đội 108 (Hà Nội). Ngay trong ngày, ê kíp y bác sĩ các Bệnh viện Chợ Rẫy, Việt Đức (Hà Nội), Quân đội 108 đã cùng phối hợp chuyên môn tiến hành ghép thành công cho 2 bệnh nhân.
Ca ghép tim trong vòng 6 tiếng, còn ca ghép thận thì khoảng 6 tiếng. Đây được xem là ca ghép tạng xuyên Việt thứ 3 tại Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng là ca ghép nhận nguồn tạng đầu tiên từ miền Bắc. Hiện sức khỏe cả 2 bệnh nhân đã ổn định và chuẩn bị xuất viện.
Bệnh nhân ghép tim đã tự ăn uống được trong phòng cách ly |
PGS-TS-BS Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết khó khăn ở ca ghép tim lần 2 này là làm sao đáp ứng nhanh, lựa chọn danh sách bệnh nhân chờ nhanh nhất, di chuyển nguồn tạng từ miền Bắc vào Nam trong thời gian nhanh nhất.
Ngoài chuẩn bị kỹ, huy động nhiều nguồn lực tại chỗ (lâm sàng, cận lâm sàng, hậu cần), sự tận tâm, phối hợp chuyên nghiệp, nhuần nhuyễn của ê kíp mổ, sự hỗ trợ mở đường của CSGT TP HCM nên nguồn tạng từ sân bay Tân Sơn Nhất về tới Bệnh viện Chợ Rẫy cũng khá nhanh, chỉ trong vòng 15 phút.
BS Thảo cũng cho hay đây là 2 bệnh nhân có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, song để kịp thời sử dụng quà tặng vô giá này cũng như hỗ trợ cho bệnh nhân đang trong lúc thập tử nhất sinh, Ban lãnh đạo bệnh viện đã tạm thời gác lại mọi chi phí thủ tục ban đầu để tiến hành làm sao cho nhanh nhất cuộc ghép tạng cứu người.
Chi phí cho ca ghép thận khoảng 120 triệu đồng (BHYT thanh toán, người bệnh đóng 8 triệu đồng) và ghép tim là 300 triệu đồng (BHYT thanh toán 1 phần, người bệnh còn phải trả 128 triệu đồng). Tuy nhiên, về lâu dài cả 2 bệnh nhân cần sự hỗ trợ của cộng đồng, các mạnh thường quân để trang trải cho chi phí sau ghép, sử dụng thuốc chống thải ghép về sau.
Nữ sinh viên được cứu từ nguồn quả thận của một nam quân nhân |
Theo PGS-TS-BS Nguyễn Quyết Tiến, Giám đốc Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy, so với ca ghép tim đầu tiên, công việc lần này được trơn tru hơn rất nhiều. Điểm nhấn thành công là công tác tổ chức tốt, trên phương diện toàn quốc. Ngoài sự nỗ lực ngành y tế còn có hỗ trợ tích cực của các ngành không y tế.
"Thế giới khuyến cáo thời gian tốt nhất để ghép tim là thời điểm lấy tạng trong vòng 4 tiếng, trong bán kính khoảng 400 km. Ca ghép lần này đã vượt qua giới hạn về khoảng cách, vượt giới hạn về hành chính. Tuy vậy, về lâu dài cần tính toán các chế độ, chính sách pháp lý, bảo hiểm hỗ trợ để cho ghép tạng phát triển bền vững", BS Tiến thông tin.
Nhìn lại những 'điểm sáng' ngành Y học nước nhà nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam
Năm 2017 và đầu 2018 là khoảng thời gian ghi lại nhiều dấu ấn của nền Y Khoa Việt Nam với những tiến bộ vượt ... |
Cô gái đeo "trái tim" trên lưng để tồn tại
Selwa Hussain 39 tuổi (Anh) được các bác sĩ ghép tim nhân tạo sau ca cấp cứu vì suy tim nặng. |