Liên quan đến vụ việc một cán bộ thuộc Đội CSGT Cát Lái cự cãi với người vi phạm và khẳng định bằng lái quốc tế không phù hợp khi tham gia giao thông ở Việt Nam, ngày 21/3, lãnh đạo Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67) Công an TP HCM cho biết Lãnh đạo PC67 đang vào cuộc xác minh, làm rõ nội dung sự việc.
Trước đó, trên mạng xã hội facebook đăng tải và chia sẻ clip kèm hình ảnh một người điều khiển ôtô tham gia giao thông bị CSGT giữ phương tiện vì cho rằng GPLX của nước Đức không phù hợp để tham gia giao thông tại Việt Nam gây nhiều tranh cãi.
Clip cán bộ Đội CSGT Cát Lái tranh cãi với người vi phạm và khẳng định "bằng lái Quốc tế vô giá trị ở Việt Nam" (Nguồn: Facebook)
Bằng lái của anh Tùng do nước Đức cấp, phù hợp để tham gia giao thông tại Việt Nam. |
Cụ thể, vào khoảng 13h ngày 18/3 trên đường Mai Chí Thọ (quận 2, TP HCM), anh Vũ Thanh Tùng, Việt kiều Đức đang sinh sống tại TP HCM điều khiển ôtô chạy quá tốc độ đã bị tổ chuyên đề thuộc Đội CSGT Cát Lái (Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67) Công an TP HCM) dừng phương tiện để kiểm tra.
Tại đây, người điều khiển ôtô vi phạm tốc độ đã xuất trình giấy phép lái xe do nước Đức cấp và chỉ có duy nhất một ngôn ngữ là tiếng Đức nên một cán bộ CSGT mang cấp hàm trung uý khẳng định giấy phép đó không hợp lệ (căn cứ theo Điều 4 Khoản 2 của Thông tư 29 Bộ GTVT nói rõ bằng lái quốc tế phải song ngữ)
Chính vì thế, viên trung uý CSGT cùng tổ công tác thông báo sẽ tạm giữ phương tiện và giấy phép lái xe của anh Tùng để xác minh.
Chiều cùng ngày, anh Tùng mang Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT đến trụ sở của Đội CSGT Cát Lái để tiến hành khiếu nại về việc bị giam giữ xe không đúng luật và không đúng quy định.
Sau khi xác minh, Đội CSGT Cát Lái xác định theo Công ước 1968, GPLX do nước Đức cấp nằm trong danh sách được phép lưu hành. Lực lượng chức năng đã trả lại GPLX và phương tiện cho người vi phạm, đồng thời lập biên bản xử phạt lỗi chạy quá tốc độ.
Quy trình đăng kí cấp giấy phép lái xe quốc tế qua mạng |
Theo tìm hiểu, năm 2014, Việt Nam đã gia nhập Công ước Vienna về Giao thông Đường bộ năm 1968 (có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 20/8/2014). Điểm c, khoản 2, điều 41 Công ước này quy định các quốc gia ký kết phải công nhận giấy phép lái xe quốc tế và được lái xe hợp lệ trên lãnh thổ của mình, miễn là giấy phép đó vẫn còn hiệu lực và được cấp bởi quốc gia ký kết. Đức cũng là thành viên và tham gia ký kết công ước từ ngày thông qua 8/11/1968. Khoản 10, điều 33, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông - Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe cơ giới đường bộ có quy định: Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thực hiện như sau: a) Nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam; b) Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Do cả Việt Nam và Đức đều là thành viên Công ước về Giao thông Đường bộ 1968, nên nếu việc người lái xe đó được cơ quan có thẩm quyền nước Đức cấp giấy phép lái xe quốc tế là có giá trị sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam. |
Đội CSGT Cát Lái thiếu kiến thức khi khẳng định bằng lái nước Đức không hợp pháp tại Việt Nam? |