‘Cuộc chiến của các hoàng tử’ và mặt tối của những chaebol tại Hàn Quốc

Tờ New York Times nhận định cuộc chiến giữa các tập đoàn chaebol tại Hàn Quốc giống như một bộ phim đầy drama của nước này.

Một giám đốc điều hành bị đuổi khỏi vị trí quản lí của đế chế kinh doanh trị giá 79 tỉ USD mà gia đình ông làm chủ. Nghi ngờ hướng về phía em trai của ông, người đã đứng sau toàn bộ sự việc. Sau đó, người anh trai đã giúp đỡ chủ tịch, chính là cha của họ, chiến đấu giành lại quyền lực. Tuy nhiên, người em trai cũng phế truất luôn vị trí của người cha và củng cố quyền lực, kiểm soát tập đoàn.

Nghe giống một câu chuyện hư cấu. Nhưng không, đó là câu chuyện có thật ở Tập đoàn Lotte tại Hàn Quốc, một cheabol điển hình của nước này. Lotte là tập đoàn sở hữu một chuỗi khách sạn, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, chung cư, quán cà phê và các cửa hàng bán đồ ăn nhanh trên khắp Hàn Quốc.

Mặt tối của những chaebol đình đám tại Hàn Quốc

Screenshot (42)

Mặt tối của những chaebol đình đám tại Hàn Quốc. (Ảnh: The Korea Times).

Tranh chấp quyền lực anh em, như mối thù giữa hai con trai của Shin Kyuk-ho, 92 tuổi, người sáng lập Lotte, không phải là một hiện tượng hiếm gặp trong các chaebol, hoặc trong các tập đoàn thuộc sở hữu gia đình ở Hàn Quốc.

Tuy là công việc nội bộ, nhưng những tranh chấp quyền lực như vậy đã có những tác động không nhỏ lên nền kinh tế của nước này. Và thật không may, ngày nay gần như mọi ngành công nghiệp lớn ở Hàn Quốc đều bị chi phối bởi các tập đoàn gia đình như vậy, bao gồm Samsung, Hyundai và LG.

1000x-1

5 chaebol lớn nhất tại Hàn Quốc. (Nguồn: Bloomberg).

Các nhà lập pháp của Hàn Quốc lo ngại đến mức họ đã phải triệu tập một phiên điều trần quốc hội về những rắc rối bên trong tập đoàn Lotte, trong đó người em trai đã xin lỗi cá nhân vì đã gây ra sự hỗn loạn này.

"Hầu như không có một chaebol lớn nào không bị ‘chiến tranh giữa các hoàng tử’ làm cho rung chuyển", Lee Ji-soo, Giám đốc trung tâm nghiên cứu kinh doanh và Luật tại Seoul cho biết.

Những vấn đề về quản trị như vậy có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại khi quyết định làm ăn tại Hàn Quốc. Họ lo rằng sự kết hợp của các cấu trúc kinh doanh phức tạp, cùng sự cảm tính trong việc lựa chọn người kế thừa, khiến các tập đoàn trị giá hàng tỉ USD gặp khó khăn trong quá trình vận hành và chuyển giao.

Theo dữ liệu của Chính phủ, những gia đình điều hành 10 chaebol hàng đầu chỉ sở hữu trung bình 2,7% đế chế của họ. Tuy nhiên, những chủ tịch, người nắm giữ thứ mà giới phê bình gọi là sự kiểm soát như vua chúa với tập đoàn của mình, bằng cách sở hữu những cổ phần chéo. Tức là các công ty con của chủ tịch thường nắm giữ cổ phần của nhau và chiếm đa số, mang lại quyền lực tuyệt đối cho họ.

Lotte, chaebol lớn thứ năm của Hàn Quốc là một ví dụ điển hình. Các công ty con sở hữu cổ phần lẫn nhau và được ví như một bát mì spaghetti. Các cấu trúc được thiết kế để ngăn chặn sự tiếp quản thù địch, đảm bảo rằng không có cổ phần lớn nào dễ bị tổn thương.

Nhưng, điều đó cũng có nghĩa rằng, những rắc rối tài chính của một công ty con có thể dễ dàng gây ảnh hưởng đến sức sống của cả tập đoàn.

Model-of-chaebol-characteristics-and-relational-outcomes

Mô hình hoạt động phức tạp của các chaebol Hàn Quốc. (Nguồn: ResearchGate).

Chủ tịch các chaebol thường trì hoãn việc lựa chọn người kế vị cho đến cuối đời họ. Với khối tài sản trị giá hàng tỉ USD có nguy cơ bị đe dọa, con cháu họ thường nộp đơn kiện và cáo buộc lẫn nhau trong các cuộc đấu đá để giành tình cảm của người cha. Đây là cuộc chơi mà người thắng sẽ có tất cả, còn kẻ thua sẽ bị hất ra ngoài.

Những mối thù gia đình kiểu vậy thường làm tan rã các chaebol. Năm 2000, Huyndai đã bị chia thành 4 công ty khác nhau, bởi một cuộc tranh giành quyền lực như thế.

Trong những trường hợp khác, các chaebol đã bị xáo trộn quản lí trong một thời gian dài, và khiến cả tập đoàn lao dốc như câu chuyện của hai chaebol đình đám Doosan và Kumho.

Và câu chuyện của Lotte: Một cuộc chiến điển hình giữa các "hoàng tử"

image_readtop_2018_741488_15433011513548128

Lotte có một khởi đầu khá khiêm tốn. (Ảnh: Pulse).

Lotte là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất của Hàn Quốc, với 310.000 người đang làm việc chính thức ở trong và ngoài nước. Trong năm 2014, có 80 công ty con của Lotte đã thu về 90.000 tỉ won, tương đương 79 tỉ USD. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng Lotte có một khởi đầu khá khiêm tốn.

Ông Shin, người sáng lập ra Tập đoàn Lotte, đã trốn trên một con tàu để vượt biên đến Nhật Bản vào năm 1941, khi Hàn Quốc vẫn còn là thuộc địa của Nhật. Tại đó, ông học đại học và khởi nghiệp bằng một công ty kẹo cao su, sau đó mở rộng kinh doanh về quê nhà.

Người vợ Hàn Quốc của ông ra đi sớm và để lại cho ông một cô con gái. Sau đó, ông có thêm hai người con trai với người vợ Nhật Bản sau này. Ông đã phân chia công việc cho hai người con: Dong-joo, 61 tuổi, phụ trách hoạt động của Lotte tại Nhật Bản; và Dong-bin, 60 tuổi, lãnh đạo của Lotte tại Hàn Quốc.

Trong khi sự tăng trưởng của Lotte ở Nhật rơi vào bế tắc thì tại Hàn Quốc, người em trai Dong-bin đã xây dựng nó trở thành đế chế bán lẻ số một nước này, thông qua các thương vụ sáp nhập, mua lại.

Dưới sự lãnh đạo của mình, Lotte Hàn Quốc đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang các ngành như hóa dầu, xây dựng chuỗi trung tâm mua sắm ở Trung Quốc và Việt Nam. Lotte Hàn Quốc cũng tham gia vào các thương vụ mua lại khách sạn ở nước ngoài, bao gồm cả khách sạn nổi tiếng New York Palace.

Lotte cũng là tập đoàn xây dựng tòa nhà Lotte World Tower cao 1.821 feet, tòa nhà cao nhất Hàn Quốc ở Seoul. Vài tháng sau đó, cuối năm 2014, người anh Dong-joo bị tước quyền Giám đốc điều hành tại Lotte Nhật Bản.

Giữa tháng 7/2015, người em trai Dong-bin được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Lotte Holdings ở Nhật Bản. Trên thực tế, công ty này nắm giữ toàn bộ cổ phần của tập đoàn Lotte.

shin-dong-joo-1280x947-1563327743236807760133

Người anh Dong-joo đã thất bại trong cuộc chiến giành quyền lực. (Ảnh: New York Times).

Thế nhưng, Dong-joo đã quay lại chiến đấu giành quyền lực với người em, dưới sự trợ giúp của cha, chú cùng chị gái. Vào cuối tháng 7/2015, Dong-joo cho biết, cha ông, người sáng lập tập đoàn Lotte, đã ra lệnh loại bỏ người con trai thứ Dong-bin và các cộng sự của anh ta ra khỏi Hội đồng quản trị của Lotte Holdings.

Tuy nhiên, chỉ ngay ngày hôm sau, Dong-bin đã triệu tập một cuộc họp hội đồng quản trị, vô hiệu hóa mệnh lệnh của ông Shin, cũng như đuổi bố mình ra khỏi chiếc ghế Chủ tịch tập đoàn.

Đầu tháng 8/2015, trận chiến giành quyền lực đã lên đến đỉnh điểm, khi người anh trai Dong-joo gọi em mình là một đứa con bất hiếu, người đã phản bội lại cha mình chỉ vì lòng tham muốn điều hành toàn bộ đế chế.

Dong-joo cũng tung ra các bằng chứng nói rằng, anh ta mới chính là người thừa kế hợp pháp, người được ông Shin nhắc tới trong bản di chúc của mình.

"Shin Dong-bin không có thẩm quyền, không có lí do gì…"ông Shin 92 tuổi nói một cách yếu đuối trong một đoạn video do chính Dong-joo ghi lại. "Tôi không bao giờ tha thứ cho nó vì đã âm mưu loại trừ tôi, cha của nó, ra khỏi Tập đoàn Lotte, nơi mà chính tay tôi đã xây dựng lên cách đây hơn 70 năm", ông Shin nói.

Trong khi đó, những người ủng hộ Dong-bin trong Tập đoàn Lotte, nói rằng anh trai Dong-joo là một người quản lí bất tài, và buộc tội anh ta cùng những người thân cận đã tẩy não ông Shin, nguyên Chủ tịch tập đoàn.

H Lotte Kag-gyu, một Giám đốc điều hành của Lotte và là đồng minh của Dong-bin, nói về những quyết định của vị chủ tịch cũ: "Nếu bạn so sánh màn trình diễn của hai anh em, rõ ràng ai là người lãnh đạo xứng đáng là điều đã được chứng minh, ai là người tốt hơn cho tập đoàn và cho cả những nhân viên ở đây".

httpss3-ap-northeast-1amazonawscompsh-ex-ftnikkei-3937bb4images11361566311-10-eng-gb20171012shindongbinflag-1563270085842344141317

Ông Shin Dong-bin, người nắm quyền điều hành Lotte. (Ảnh: New York Times).

Đến giữa tháng 8/2015, chiến tranh dường như đã lắng xuống, và Dong-bin giành được chiến thắng. Các ổ đông của Lotte Holdings đã đồng thuận với sự lãnh đạo tập đoàn, cũng như những kế hoạch của anh ấy. Thế nhưng, cuộc chiến trong nội bộ gia đình vẫn chưa toàn hoàn chấm dứt.

Dong-joo vẫn là một cổ đông lớn trong các công ty của Lotte, và cả hai anh em vẫn luôn đe dọa sẽ lôi người kia ra tòa. "Cung cách quản lí, điều hành chaebol này như ở thời Trung cổ", một nhật báo lớn của Hàn Quốc đã giật tít như vậy khi nói về cuộc đấu đá nội bộ tại Lotte.

Dong-bin cho biết tập đoàn sẽ chi 7.000 tỉ won, tương đương khoảng 5,9 tỉ USD, để loại bỏ vấn đề sở hữu cổ phần chéo. Điều này sẽ giúp làm tăng sức đề kháng của tập đoàn mẹ trước những khoản lỗ không báo trước của các tập đoàn con.

"Điều này xảy ra bởi vì trong quá trình phát triển, Lotte đã không làm tốt để cải thiện cơ cấu sở hữu và tính minh bạch trong quản lí", Dong-bin nói và cúi đầu xin lỗi trong một cuộc họp báo ở Seoul.

Ông nói rằng ông vẫn luôn tôn trọng cha mình, nhưng việc tiếp quản công ty đã khiến gia đình đẩy ông ra xa.