Cuộc đấu ngầm giữa tập đoàn lớn và thương hiệu mĩ phẩm cá nhân

Trước sự trỗi dậy của các thương hiệu mĩ phẩm cá nhân, nhiều tập đoàn lớn đã phải triển khai nhiều chiến thuật mới như ứng dụng công nghệ để giữ thị phần, thôn tính hoặc đầu tư vào các đối thủ mới,...

Thế giới đã tiến vào thời đại của các thương hiệu mĩ phẩm cá nhân. Hàng loạt nghiên cứu cho thấy, các thương hiệu mĩ phẩm thuộc sở hữu cá nhân đang chứng kiến sự tăng trưởng nhanh hơn so với toàn bộ ngành làm đẹp của Mỹ. 

Thương hiệu độc lập mới xuất hiện liên tục. Nhưng các thương hiệu lớn không để thị phần của họ trượt khỏi tay dễ dàng, theo CB Insights.

Vài năm gần đây, những tập đoàn mĩ phẩm lớn vừa thôn tính những đối thủ nhỏ, vừa ươm tạo hay rót vốn cho những startup mĩ phẩm tiềm năng.

Sau khi chứng kiến sự thành công của những chương trình ươm tạo độc lập - chẳng hạn như Seed Beauty - chương trình tạo nên thành công của ColourPop, Kylie Cosmetics, và nhiều thương hiệu khác - các tập đoàn làm đẹp lớn đã thực thi các sáng kiến ươm tạo của riêng họ.

Đấu trường thầm lặng giữa các tập đoàn lớn và những thương hiệu mĩ phẩm cá nhân - Ảnh 1.

Một phụ nữ trẻ thử mĩ phẩm trong một cửa hàng ở thành phố New York, Mỹ. (Ảnh: New York Daily News).

Chương trình Flesh của Revlon, Seed Phytonutrients của L'Oreal's và Skinsei của Unilever chỉ là một số ví dụ về sáng kiến ươm tạo nội bộ của các thương hiệu mĩ phẩm lớn.

Số lượng quĩ đầu tư và chương trình tăng tốc khởi nghiệp của các thương hiệu mĩ phẩm cũng tăng đều, cho thấy nỗ lực của họ trong việc tìm những startup hiệu quả và sáng tạo nhất trong mảng làm đẹp.

Sephora Accelerate đã đầu tư và hỗ trợ các nhà sáng lập nữ từ năm 2016. L’Oreal triển khai hàng loạt chương trình nội bộ để hỗ trợ các thương hiệu mới và công nghệ triển vọng, chẳng hạn như Open Innovation hay Women in Digital Next Generation, cũng như quĩ đầu tư mạo hiểm L’Oreal BOLD.

Trên mặt trận mua lại và sáp nhập (M&A), hàng loạt vụ thôn tinh thương hiệu lớn đã diễn ra, đặc biệt trong mảng chăm sóc da cao cấp.

Hồi tháng 10 năm ngoái, Shiseido mua thương hiệu mĩ phẩm chăm sóc da Drunk Elephant với giá 845 triệu USD. Hồi đầu năm nay, Unilever mua thương hiệu Tatcha, còn L’Occitane mua thương hiệu chăm sóc da Elemis với giá 900 triệu USD.

Colgate-Palmolive, một tập đoàn đang đẩy mạnh hoạt động M&A trong vài năm gần đây, đã mua thương hiệu chống lão hóa da Filorga với giá 1,69 tỉ USD hồi tháng 7 năm ngoái.

Săn lùng công nghệ mới

Ngoài hoạt động M&A, các tập đoàn mĩ phẩm lớn cũng tìm những công nghệ mới. L’Oreal mua lại Modiface - công ty cung cấp công nghệ thử mĩ phẩm bằng công nghệ thực tế ảo. Giới quan sát coi thương vụ mua lại này là một bước đột phá trong ngành, là dấu hiệu cho thấy ngành làm đẹp trong tương lai sẽ dựa nhiều vào công nghệ.

Sau đó, hàng loạt tập đoàn như Ulta Beauty, Henkel đã mua lại những công ty nhỏ có công nghệ làm đẹp.

Mặc dù các thương hiệu mĩ phẩm lớn nhận ra sự cần thiết của chiến lược ươm tạo và M&A trong cuộc chiến với các thương hiệu mĩ phẩm cá nhân và giữ thị phần trong dài hạn, những nỗ lực của họ mang lại kết quả không nhất quán.

Chẳng hạn, gần đây Coty tuyên bố quan hệ đối tác với công ty bán hàng trực tiếp Younique sẽ kết thúc, và họ sẽ bán phần lớn cổ phần cho những người sáng lập Younique. mặc dù chương trình ươm tạo Seed Phytonutrients của L’Oreal là câu chuyện tích cực về khả năng thành công với vườn ươm tạo của doanh nghiệp lớn, vươn tới thành công cũng không phải là lộ trình dễ dàng.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...