Cuộc chiến pháp lí giữa ông trùm thời trang cao cấp LVMH và thương hiệu trang sức Tiffany

Vụ kiện liên quan tới thương vụ hụt trị giá 16 tỉ USD đang là trung tâm chú ý tại châu Âu, thu hút cả giới doanh nhân lẫn các tín đồ thời trang sành điệu. Cuộc chiến pháp lí giữa hai doanh nghiệp nổ ra trong phiên xét xử đầu tiên tại tòa án Delaware vào đầu tháng 1/2020.

Tập đoàn thời trang cao cấp LVMH của tỉ phú Pháp Bernard Arnault đang tiếp tục cuộc chiến pháp lí trong thương vụ mua lại Tiffany & Co. trị giá 16 tỉ USD. Ngày 28/9, người đại diện tập đoàn đệ đơn kiện lên tòa án Delaware, cáo buộc công ty trang sức Tiffany "quản lí kém" vì nỗ lực chi trả "mức cổ tức cao nhất có thể trong khi công ty đang đốt tiền mặt và báo lỗ".

Vụ kiện tiết lộ thêm nhiều chi tiết cụ thể trong kế hoạch của LVMH nhằm thuyết phục tòa án rằng sau thua lỗ lớn của Tiffany trong thời gian diễn ra đại dịch, doanh nghiệp mà họ "đề xuất" mua lại vào tháng 11/2019 đến nay "không còn tồn tại".

Tháng 11/2019, đế chế hàng hiệu của nước Pháp tuyên bố sẽ trả 16 tỉ USD để mua lại Tiffany & Co nhưng đến tháng 9 năm nay, phía Tiffany lo ngại rằng thỏa thuận đã trở nên khó khăn.

Cuộc chiến pháp lí giữa hai doanh nghiệp nổ ra trong phiên xét xử đầu tiên tại tòa án Delaware vào đầu tháng 1/2020 để xác định nghĩa vụ cũng như quyền lợi của LVMH và tỉ phú Arnault trong thỏa thuận với thương hiệu trang sức mang biệt danh "biểu tượng của nước Mỹ". 

Tuy nhiên, hai bên đã đẩy câu chuyện đi xa hơn rất nhiều, thu hút nhiều tranh cãi của các chuyên gia về luật, các đại gia trong ngành và tất nhiên, của các tín đồ thời trang trên khắp thế giới.

Cuộc chiến pháp lí giữa ông trùm LVMH và thương hiệu trang sức Tiffany - Ảnh 1.

Ca sĩ Celine Dion, Chủ sở hữu Tập đoàn LVMH Bernard Arnault và nữ diễn viên Marion Cotillard. Ảnh: Getty

Những cáo buộc của LVMH

Trong đơn kiện, LVMH cáo buộc Tiffany từng tuyên bố sẽ trả cổ tức nhưng không thực hiện. Nhiều cáo buộc mới không chỉ dừng lại ở cấp độ tập đoàn mà trực tiếp nhắm đến các cá nhân.

Giám đốc điều hành Alessandro Bogliolo của Tiffany bị tố cáo đã bỏ túi 44 triệu USD từ thỏa thuận mua lại. LVMH gọi đây là "chiếc dù vàng để ông ta hạ cánh an toàn" bởi đây là số tiền tương đương với khoản lỗ của Tiffany trong nửa đầu năm 2020.

Việc thanh toán số tiền cổ tức khổng lồ 70 triệu USD/ quý cho các cổ đông trong thời kì đại dịch là nguyên nhân khiến Arnault và hội đồng quản trị LVMH bắt đầu xem xét lại các điều khoản vào cuối tháng 5 năm nay.

Khiếu nại của LVMH cũng cáo buộc Tiffany đã không theo đuổi "những nguyên tắc kinh doanh cơ bản" và "vi phạm các giao ước", viện dẫn quyết định vẫn trả "mức cổ tức cao nhất có thể trong khi công ty đang đốt tiền mặt và báo cáo lỗ" của tập đoàn trang sức nổi tiếng.

Một đại diện của LVMH lên tiếng: "Không có công ty hàng cao cấp nào trên thế giới làm như vậy trong cuộc khủng hoảng này." Hãng sản xuất Ray-Ban, EssilorLuxottica và Estée Lauder là hai tên tuổi lớn trong ngành hàng xa xỉ đã tạm dừng chia cổ tức. Công ty mỹ phẩm khổng lồ L'Oréal rút lại kế hoạch tăng 10% cổ tức nhưng vẫn nỗ lực giữ nguyên mức cổ tức của năm 2019.

Những tranh cãi mới

Trong các tuyên bố mới nhất, LVMH khẳng định Tiffany không thể hoàn tất thỏa thuận do một 'tác động bất lợi' cụ thể xảy ra, được hiểu theo nghĩa rộng là một sự kiện khách quan không chắc chắn (nhưng có thể xảy ra) hoặc thay đổi bất khả kháng làm giảm giá trị của một công ty.

Tuy nhiên, Tiffany đã không đề cập đến đại dịch Covid-19 trong danh sách chi tiết về những sự kiện liên quan - hậu quả mà LVMH sẽ phải giải quyết nếu tiếp tục thương vụ.

LVMH tuyên bố trong thông cáo báo chí kèm theo vụ kiện rằng việc không bổ sung đại dịch Covid-19 trong danh sách các yếu tố bất lợi của thỏa thuận sáp nhập là quá rõ ràng trong khi lại liệt kê những sự kiện khác hầu như không liên quan như 'tấn công mạng', phong trào 'Áo vest vàng' và 'Biểu tình ở Hong Kong'.

Tiffany cũng không có bất cứ một báo cáo hay phiên họp chính thức nào về các tác động sâu sắc của đại dịch Covid-19 đối với doanh nghiệp. Vì vậy, LVMH khẳng định: "Đại dịch, có tác động tàn phá và kéo dài đối với Tiffany, đã gây ra hậu quả xấu không thể chối cãi và chỉ riêng điều này thôi đã đủ để kết thúc thương lượng".

LVMH khá tự tin rằng điều này thể hiện trình độ quản lí yếu kém của Tiffany và hi vọng các thẩm phán Mỹ cũng như họ sẽ sớm được biết tại sao "tấn công mạng" lại được đưa vào danh sách thảm họa nhưng đại dịch Covid-19 thì không.

Cuộc chiến pháp lí giữa ông trùm LVMH và thương hiệu trang sức Tiffany - Ảnh 2.

Một gian hàng của Tiffany tại New York. Ảnh: Forbes

Tiffany phản ứng

Sáng ngày 29/3, Tiffany tuyên bố các cáo buộc của LVMH về vụ kiện là "những lời vô căn cứ và gây hiểu lầm". Trong email gửi giới truyền thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tiffany Roger Farah cho biết, "Những lập luận đầy tính quy chụp của LVMH là nỗ lực trắng trợn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong hợp đồng là phải trả mức giá đã thỏa thuận cho Tiffany. Chúng tôi tin tưởng rằng Tòa án cũng sẽ nhận thấy điều này khi xét xử".

Dù không giải thích cụ thể vì sao không đưa ra các thông tin chính thức về tác hại của đại dịch với công ty nhưng Tiffany lập luận rằng tuyên bố của LVMH là "vô căn cứ và vẫn không có bằng chứng thực tế, hợp đồng hoặc pháp lí".

Tuyên bố của Tiffany cũng phản bác tuyên bố của LVMH rằng "đại dịch đã tàn phá hoạt động kinh doanh của Tiffany", khẳng định thu nhập quý IV năm 2020 sẽ "lớn hơn so với cùng kì năm 2019 - hoàn toàn trái ngược với tuyên bố mơ hồ của LVMH".

Một nguồn tin từ Tiffany thậm chí cho rằng những cáo buộc do LVMH nằm trong chiến lược truyền thông hạ bệ thương hiệu này nhưng chỉ có tác dụng 'trên báo chí' thay vì tòa án.

chọn
Hình ảnh đường song hành Vành đai 4 dần thành hình đoạn qua Vinhomes Đan Phượng
Đường song hành Vành đai 4 – vùng Thủ đô đi qua huyện Đan Phượng với chiều dài 6 km, nhiều đoạn đã thảm nhựa, trong đó có đoạn đầu cầu Hồng Hà.