Đến cuối năm 2018, cắt giảm thêm 47 ngày cấp phép xây dựng

Đó là nội dung nằm trong Báo cáo Tình hình thực hiện Nghị quyết số 19 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cập nhật.

Cụ thể, theo mục tiêu cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh theo Nghị quyết 19-2018 thì đến cuối năm nay , thời gian cấp phép xây dựng sẽ giảm 47 ngày, từ 166 ngày xuống còn 119 ngày.

Trước đó, ngày 15/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19-2018/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo. Đây là năm thứ 5 liên tiếp, Chính phủ ban hành Nghị quyết về môi trường kinh doanh.

den cuoi nam 2018 cat giam them 47 ngay cap phep xay dung
Đến cuối năm 2018, thời gian cấp phép xây dựng sẽ giảm 47 ngày (Ảnh: Thịnh Châu)

Nghị quyết 19-2018 tiếp tục áp dụng cách tiếp cận theo thông lệ quốc tế, duy trì mục tiêu về cải thiện môi trường kinh doanh, nhấn mạnh cải cách điều kiện kinh doanh và quản lý chuyên ngành; bổ sung thêm mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics và ngành du lịch để hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nói riêng, thúc đẩy tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Nghị quyết đặt mục tiêu cụ thể là: Đến năm 2020, chất lượng môi trường kinh doanh Việt Nam ngang hàng với trung bình các nước ASEAN 4;

Tập trung cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh để năm 2018 tăng thêm từ 8 - 18 bậc trên bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới trong đó cải thiện mạnh mẽ các chỉ số hiện đang bị xếp hạng thấp: Khởi sự kinh doanh tăng thêm ít nhất 40 bậc, Giải quyết tranh chấp hợp đồng tăng thêm 10 bậc;

Giải quyết phá sản doanh nghiệp tăng thêm 10 bậc; Hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư;

Giảm ít nhất 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành; đồng thời, chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm; xoá bỏ căn bản tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều hơn một cơ quan; giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan xuống còn dưới 10%;

Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Đến hết 2018, hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và 4; Cải thiện năng lực cạnh tranh ngành du lịch thêm khoảng 10 bậc (hiện xếp thứ 67/136 quốc gia.

Từng bước giảm chi phí logistics trong nền kinh tế xuống mức bằng khoảng 18% GDP (hiện hơn 20% GDP); cải thiện Chỉ số Hiệu quả logistics thêm khoảng 10 bậc (hiện xếp thứ 64/160 quốc gia.

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, ngay trong những tháng đầu năm 2018, các Bộ, ngành đã triển khai rà soát, đề xuất bãi bỏ, sửa đổi các điều kiện kinh doanh.

Tính đến hết quý II/2018, có 738 điều kiện kinh doanh/hơn 5700 điều kiện kinh doanh được thực sự bãi bỏ và sửa đổi hoặc đơn giản hoá.

den cuoi nam 2018 cat giam them 47 ngay cap phep xay dung

Mục tiêu cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh theo Nghị quyết 19-2018 (Nguồn: Báo cáo của Bộ KH&ĐT)

Theo Báo cáo, từ nay đến thời hạn phải ban hành Nghị định sửa đổi các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh (ngày 31/10/2018) là 4 tháng, ngoài Bộ Công Thương đã có Nghị định sửa đổi, bổ sung điều kiện kinh doanh, thì mới có 02 Bộ (gồm Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định.

Đáng chú ý là, mặc dù dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng đã lấy ý kiến Thành viên Chính phủ từ ngày 03/5/2018, nhưng sau gần 2 tháng Nghị định này vẫn đang hoàn thiện và chưa được Chính phủ ban hành.

Hầu hết các Bộ còn lại đang xây dựng phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh và chuẩn bị dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung điều kiện kinh doanh.

Nhìn chung, những kết quả về rà soát, đề xuất cắt giảm danh mục hàng hoá kiểm tra chuyên ngành nêu trên đã có một số chuyển biến trong quý II/2018, nhưng chưa đồng đều, chỉ tập trung ở một số ít Bộ.

Đa số các Bộ chưa quyết liệt triển khai nhiệm vụ này. Bên cạnh đó, hầu hết các Bộ đang thực hiện ở giai đoạn đề xuất phương án, chưa hiện thực hóa bằng việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do vậy, kết quả còn thấp so với yêu cầu của Chính phủ.

Cải cách các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành mới chỉ đạt kết quả bước đầu ở một số Bộ trong một số lĩnh vực (như Y tế, Công Thương, Xây dựng), song vẫn còn quá ít so với yêu cầu và mức độ vào cuộc của các Bộ vẫn còn khác biệt.

Những vướng mắc trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành như danh mục mặt hàng nhiều, quản lý chồng chéo, quản lý không theo nguyên tắc rủi ro, chi phí kiểm tra chuyên ngành lớn,… vẫn đang gây nhiều trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

den cuoi nam 2018 cat giam them 47 ngay cap phep xay dung Bất ngờ việc Hà Nội sửa quy định cấp phép xây dựng

Theo đó sẽ có 9 điều, 11 khoản và hơn 20 điểm tại Quyết định số 20 ban hành ngày 24/6/2016 quy định chi tiết ...

den cuoi nam 2018 cat giam them 47 ngay cap phep xay dung Tăng lệ phí cấp phép xây dựng lên gấp 1,5 lần

Vì mức thu cũ là 50.000 đồng/giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ đã không còn phù hợp, UBND TP.HCM vừa kiến nghị tăng ...

den cuoi nam 2018 cat giam them 47 ngay cap phep xay dung Những loại giấy tờ phải có nếu bạn muốn xin cấp phép xây nhà

Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình muốn xin cấp giấy phép xây dựng cần có một trong 12 loại giấy tờ sau.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.