DIC Corp kiện EVN, yêu cầu hoàn trả tổng cộng 337 tỉ đồng

CTCP Đầu tư và Thương mại DIC (DIC Corp) cho biết đã làm đơn kiện, yêu cầu EVN hoàn trả 208 tỉ đồng và doanh nghiệp cho biết sẽ hoàn thiện hồ sơ để đòi thêm gần 127 tỉ đồng.

CTCP Đầu tư và Thương mại DIC (DIC Corp - Mã: DIC) vừa có văn bản giải trình việc từ chối đưa ra ý kiến của báo cáo kiểm toán độc lập năm 2019.

Các khoản phải thu chưa được xác nhận

Với khoản phải thu khách hàng ngắn hạn 302 tỉ đồng, DIC cho biết các đơn vị công ty đang khởi kiện, trong đó có khoản công nợ lớn là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gần 172 tỉ đồng. Công ty đã làm đơn kiện và gửi lên Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để yêu cầu EVN thanh toán khoản công nợ này. Theo đơn kiện thì DIC yêu cầu EVN hoàn trả 208 tỉ đồng bao gồm món 172 tỉ đồng. Bước tiếp theo, DIC cho biết sẽ hoàn thiện hồ sơ kiện đòi thêm gần 127 tỉ đồng.

Các đơn vị và DIC đã tiến hành bù trừ công nợ với nhau sau thời gian phát hành báo cáo kiểm toán:  Công ty TNHH TM & VT Lâm Giang bù trừ chi nhánh của DIC hơn 2 tỉ đồng (số dư phải trả người bán), Công ty tNHH Phát triển Công nghiệp bù trừ với Công ty Khánh Ly số tiền gần 4 tỉ đồng (số dư phải trả người bán).

Một số đơn vị đang thanh toán nhưng chậm so với quyết định của toà án nên không kí biên bản đối chiếu công nợ như: CTCP 720, Công ty TNHH TM DV Đất Cảng vẫn đang thanh toán dần mỗi tháng.

Một số đơn vị có biên bản đối chiếu công nợ sau khi đơn vị kiểm toán phát hành báo cáo kiểm toán là Công ty TNHH SX TM và DV Phan Quân.

Bên cạnh đó, giá clinker biến động bất lợi cho xuất khẩu và thương mại nội địa, biên lợi nhuận thương mại rất thấp, rủi ro phạt chậm thanh toán, vận tải cao, khách hàng trực tiếp giap dịch không qua nhà thương mại. Do đó, hoạt động thương mại của công ty không được liên tục nên xảy ra tranh chấp về chiết khấu, chất lượng, thưởng phạt, lãi chậm thanh toán nên các công ty này chưa chịu kí đối chiếu xác nhận công nợ với công ty.

Như vậy, DIC cho biết ngoài khách hàng lớn, công ty đã khởi kiện để thu hồi số công nợ đã ghi nhận và số được thu thêm theo thoả thuận. Các khoản còn lại chưa được xác nhận, công ty đàm phán với khách hàng để các bên đều chấp nhận và nhất là thanh toán sớm thu hồi công nợ.

Với khoản trả trước người bán ngắn hạn khoảng 200 tỉ đồng, DIC cho biết khoản này chưa được xác nhận do các khoản chi vận tải than liên quan đến vụ kiện với EVN do chưa thống nhất được các khoản dôi nhật, chậm xếp dỡ nên các bên chưa đồng ý xác nhận công nợ cùng với việc xử lí các khoản phải thu EVN nên DIC còn phải hành tiến hành đàm phán với các nhà cung cấp để thống nhất số liệu. Tổng số tiền liên quan đến các khoản công nợ này là trên 120 tỉ đồng.

Một số đơn vị có biên bản đối chiếu công nợ sau khi đơn vị kiểm toán phát hành báo cáo kiểm toán là Công ty TNHH Duyên Hà hơn 7 tỉ đồng, CTCP Đầu tư và Thương mại DIC Đà Nẵng 1 tỉ đồng.

Số còn lại công ty cho biết đang liên hệ với khách hàng để đàm phán nhận lại tiền hay cung cấp hàng nhằm thu hồi công nợ.

Về khoản phải thu tạm ứng khoảng 38 tỉ đồng chưa xác nhận là do một số khoản tạm ứng liên quan đến công việc bán hàng cho EVN và sẽ quyết toán khi xong kiện.

Ngoài ra, một số khoản tạm ứng DIC đang xem xét lại hồ sơ của từng khoản ứng để nhanh chóng tất toán với những khoản đủ điều kiện và thu hồi những khoản không đủ hồ sơ thanh toán.

Các khoản phải thu ngắn hạn 28 tỉ đồng chưa được xác nhận liên quan đến đối tác vừa là mua, vừa là bán vừa là đơn vị DIC hợp tác như CTCP Xi măng Hữu Nghị, Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp và phần lớn là thu lãi từ hợp tác đầu tư, chậm trả. Công ty đang đàm phán để thống nhất số liệu thu hồi nợ. Còn khoản phải thu Công ty TNHH SX TM DV Yên Khánh gần 3,3 tỉ đồng Công ty đã gửi hồ sơ kiện.

Các khoản công nợ phải trả chưa được xác nhận

Với khoản phải trả người bán ngắn hạn khoảng 37 tỉ đồng chưa được xác nhận do có một số khách hàng đã lâu không giao dịch và không gửi hồi sơ thanh toán. Một số khách hàng yêu cầu tính lãi thanh toán trả chậm nhưng đơn vị chưa chấp nhận nên mọi đối chiếu công nợ liên quan chưa kí xác nhận. DIC đang tiến hành liên hệ với khách hàng để hoàn trả, còn với những khách hàng yêu cầu tính lãi công ty sẽ thương lượng để các bên chấp nhận.

Xí nghiệp Cơ khí 59 – CN Công ty TNHH MTV 27 đã có biên bản đối chiếu công nợ 672 triệu đồng sau khi đơn vị kiểm toán phát hành báo cáo.

Khoản phải trả khác 17 tỉ đồng chưa được xác nhận do một số đơn vị có biên bản đối chiếu công nợ khi đơn vị kiểm toán phát hành báo cáo như DIC Đà Nẵng 1,3 tỉ đồng, CTCP Đầu tư BĐS Luxland thanh toán hết trong năm 2020, Phạm Thị Hồng thanh toán hết 700 triệu trong năm nay.

Các khoản nhận góp vốn dự án các cá nhân Xuân Thới Sơn 1 tỉ đồng, Xuân Thới Thượng 3 tỉ đồng là các khoản nhận góp vốn của các cá nhân theo danh sách nên chưa thực hiện đối chiếu.

Khoản người mua trả tiền trước 2 tỉ đồng chưa xác nhận là do đơn vị này vừa là đơn vị mua, vừa là đơn vị bán với DIC, có liên quan đến công nợ phải thu nên chưa kí xác nhận.

Liên quan đến các khoản đầu tư hợp tác với Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp trị giá 31 tỉ đồng theo hợp đồng từ năm 2014 đến nay đã hết hạn nhưng các bên đã không thực hiện nội dung đã cam kết trong hợp đồng. 

DIC giải trình khoản góp vốn 31 tỉ đồng qua hợp đồng gày 9/6/2014 kèm danh mục tài sản máy móc thiết bị lò quay công suất 1.200 tấn/ngày của Xi măng Hữu Nghị. 

Tài sản này được phát mãi bởi Công ty cho thuê tài chính II Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn theo hợp đồng ngày 13/6/2014. Đến ngày 19/6/2017 là thời hạn Công ty Phát triển Công nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán toàn bộ số vốn góp 31 tỉ đồng và lãi đến ngày 31/12/2016 là gần 10 tỉ đồng. Hiện tại, hai bên đã có biên bản làm việc xác nhận số nợ gốc 31 tỉ và nợ lại hơn 17 tỉ đồng và thống nhất sẽ bán tài sản để thu hồi nợ.

Ngoài ra, tại thời điểm cuối năm 2019, DIC góp gần 33 tỉ đồng vào công ty liên kết là CTCP Xi măng Yến Mao nhưng nhà máy xi măng đang xây dựng nên chưa nhận được báo cáo tài chính năm 2019. DIC đang đàm phán (chưa có văn bản chính thức) liên quan đến công nợ, lãi chậm trả và xử lí khoản đầu tư này.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...