Doanh nghiệp khai thác cảng làm ăn ra sao trong thời Covid-19?

Hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng trong quí III là nguyên nhân một phần đưa kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cảng biển có lãi trong quí.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới làm đứt gãy thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng dương, trong đó nổi lên vai trò của khu vực kinh tế trong nước.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong quí III, kim ngạch xuất khẩu đạt 80,07 tỉ USD, tăng 11% so với cùng kì năm trước và tăng 34,4% so với quí II năm nay (tăng 26,6% so với quí I).

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính quí III. Theo đó, việc bùng phát dịch Covid-19 trở lại quí III đã tác động ít nhiều đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác cảng.

Các doanh nghiệp khai thác cảng hoạt động ra sao trong thời COVID? - Ảnh 1.

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kinh doanh của các doanh nghiệp).

Theo thống kê, một số doanh nghiệp cảng ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng trong quí III là Cảng Đà Nẵng, Cảng Đồng Nai, Cảng Đình Vũ và Tân Cảng Sóng Thần.

Dù là trung tâm của dịch Covid-19 đợt hai, nhưng kết quả kinh doanh CTCP Cảng Đà Nẵng (Mã: CDN) không bị tác động quá nhiều bởi dịch và báo có lãi trong quí.

Trong quí III, doanh thu thuần đạt 226 tỉ đồng, gần như tương đương với cùng kì năm ngoái. Trong kì, các chi phí của doanh nghiệp không có quá nhiều thay đổi. Lãi sau thuế của doanh nghiệp theo đó ghi nhận mức lãi 52 tỉ đồng, tăng thêm 2%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu đạt 666 tỉ đồng và lãi ròng đạt 164 tỉ đồng, lần lượt tăng 10% và 18% so với cùng kì.

Quí III, CTCP Cảng Đồng Nai (Mã: PDN) - doanh nghiệp khai thác cảng thuỷ nội địa ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động khai thác đạt 219 tỉ đồng, tăng 18% so với cùng kì quí III/2019.

Sau khi trừ các chi phí, Cảng Đồng Nai ghi nhận lợi nhuận sau thuế là 49 tỉ đồng, tăng 23% so với 43 tỉ đồng ở kì năm ngoái. Đây là quí mà công ty ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận cao kể từ khi lên sàn giao dịch đến nay.

Kết quả kinh doanh trên đã giúp PDN đã hoàn thành được 74% chỉ tiêu doanh thu và 81% lợi nhuận sau thuế sau 9 tháng.

Theo lãnh đạo PDN, doanh thu quí III/2020 tăng so với quí III/2019 là do dịch được kiểm soát tốt, các lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam đang bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường.

Bên cạnh đó, việc tạm dừng trạm thu phí cầu Đồng Nai từ ngày 24/8 tạo điều kiện cho công ty có lợi thế cạnh tranh khai thác hàng container giữa TP HCM và Bình Dương.

Kết quả kinh doanh quí III của CTCP Đầu tư & Phát triển Cảng Đình Vũ (Mã: DVP) có cũng tích cực khi ghi nhận doanh thu thuần đạt 141 tỉ đồng, tăng nhẹ 4% so với cùng kì. Lãi ròng quí III theo đó đạt 51 tỉ đồng, giảm 8% do ghi nhận giá vốn hàng bán tăng 13% lên 69 tỉ đồng.

Với kết quả kinh doanh như trên, DVP đã hoàn thành được 61% và 82% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng.

Trường hợp của CTCP ICD Tân Cảng Sóng Thần (Mã: IST) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan hơn quí trước khi ghi nhận doanh thu đạt 81 tỉ đồng, tăng 16% so với cùng quí III/2019. Tuy ghi nhận giá vốn hàng bán tăng 3%, các chi phí hoạt động tăng, nhưng IST báo lãi ròng quí III đạt 11 tỉ đồng, tăng 4%.

Qua 3/4 năm, doanh nghiệp đã hoàn hành 73% và 80% chỉ tiêu kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế.

Một số doanh nghiệp cảng lớn chưa thể phục hồi lợi nhuận

Dù dịch Covid-19 trong nước cơ bản được kiểm soát tốt trong tháng cuối của quí nhưng hoạt động kinh doanh tại một số cảng biển lớn vẫn còn gặp khó khăn, ghi nhận mức tăng trưởng âm so với cùng kì. 

Theo báo cáo của CTCP Gemadept (Mã: GMD), doanh nghiệp lớn trong ngành cảng biển có doanh thu thuần đạt 691 tỉ đồng, không biến động đáng kể so với cùng kì năm ngoái. Tuy nhiên, do các chi phí đều tăng trong quí, Gemadept báo lãi ròng 121 tỉ đồng, giảm 40% so với cùng kì.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần và lãi ròng của Gemadept lần lượt đạt 1.901 tỉ đồng và 372 tỉ đồng, tương ứng giảm 5% và 32% so với cùng kì năm ngoái. Lãi ròng công ty mẹ đạt 314 tỉ đồng, giảm 30%. 

Chịu ảnh hưởng lớn hơn cả Gemadept, CTCP Cảng Quảng Ninh (Mã: CQN) ghi nhận kết quả kinh doanh quí III kém khởi sắc hơn khi ghi nhận doanh thu đạt 743 tỉ đồng, giảm 34% so với cùng kì. Lợi nhuận sau thuế theo đó chỉ còn 21 tỉ đồng, giảm 16% so với cùng kì quí III/2019.

Qua 9 tháng đầu năm, lũy kế doanh thu và lãi ròng đạt lần lượt là 1.433 tỉ đồng và 43 tỉ đồng, giảm đến 66% và 11% so với cùng kì.

Tại TP HCM, CTCP Cảng Cát Lái (Mã: CLL) ghi nhận doanh thu đạt 47 tỉ đồng trong quí III, giảm 2% so với cùng kì quí III/2019. Giá vốn dịch vụ đã cung cấp tăng lên 58 tỉ đồng, tăng 11,5% kéo theo lợi nhuận gộp giảm 13% xuống còn 27 tỉ đồng. Lãi sau thuế của công ty cuối quí III đạt 23 tỉ đồng, giảm 10% so với cùng kì.

Loạt doanh nghiệp cảng biển báo lãi trong quí III - Ảnh 2.

Cảng Cát Lái nằm trên sông Đồng Nai báo lãi 23 tỉ đồng trong quí III, giảm 10% so với cùng kì. (Ảnh: Minh Hằng).

Năm 2020, CLL hướng đến con số 358 tỉ đồng tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế dự đạt 81 tỉ đồng. Qua 9 tháng, doanh nghiệp cảng này mới hoàn thành được 39% và 85% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.

Ngành cảng biển vẫn gặp khó trong tương lai gần

Đánh giá về triển vọng phục hồi của ngành cảng biển, theo báo cáo cập nhật triển vọng nửa cuối năm của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tổng thông lượng tại cảng biển khó có thể tăng trưởng trong tương lai gần.

Các nhà phân tích VDSC cho rằng Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) chưa có tác động nhiều đến dòng chảy thương mại của Việt Nam trong ngắn hạn.

Trong đó, thông lượng tại các cảng chuyên phục vụ vận tải nội địa sẽ ổn định hơn do tỉ lệ container quốc tế thấp. Trong khi các cảng container quốc tế sẽ chứng kiến mức giảm hai chữ số trong năm nay, ngoại trừ các cảng nước sâu.

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.