Đồng Nai thu hút 230 triệu USD từ dự án FDI trong vòng gần một tháng năm 2021

Từ đầu năm 2021 đến nay, Đồng Nai đã thu hút thêm gần 230 triệu USD từ các dự án FDI mới và chuyển tiếp, được đầu tư tại các KCN Hố Nai, KCN Lộc An - Bình Sơn, KCN Amata,...

Trong những ngày đầu năm 2021, các khu công nghiệp (KCN) tại tỉnh Đồng Nai đã thu hút được gần 230 triệu USD từ các dự án FDI.

Trong đó, có ba dự án cấp mới với tổng vốn 190 triệu USD và 8 dự án tăng vốn với gần 40 triệu USD, Báo Đồng Nai thông tin.

Các dự án nói trên phần lớn thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Đây cũng là ngành địa phương đang ưu tiên mời gọi đầu tư để tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Ông Kim Byunggi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hansol Electronics Vietnam Hochiminhcity (100% vốn Hàn Quốc) cho biết: "Sau khi đầu tư nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp Amata (TP Biên Hòa) tương đối hiệu quả, công ty quyết định đầu tư thêm một dự án mới ở Khu công nghiệp Hố Nai (huyện Trảng Bom) giai đoạn 2 với tổng vốn 100 triệu USD.

Dự kiến vào đầu năm 2022, nhà máy mới sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động với công suất 10,8 triệu sản phẩm/năm. Ngành nghề công ty sẽ sản xuất là gia công, lắp ráp module hiển thị tinh thể lỏng, bản mạch điện tử".

Bên cạnh đó, ông Masato Kataoka, Tổng giám đốc Công ty TNHH Ojitex Việt Nam (Nhật Bản) cũng chia sẻ: "Dự án đầu tiên tập đoàn đầu tư ở KCN Biên Hòa 2 và dự án thứ hai này được đầu tư ở KCN Lộc An - Bình Sơn (huyện Long Thành).

Nhà máy ở huyện Long Thành có tổng vốn đầu tư 60 triệu USD sẽ sản xuất bao bì, in ấn với công suất 78 ngàn tấn/năm, cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu".

Dự án cấp mới thứ ba của Công ty TNHH Platel Vina thuộc Tập đoàn Intops của Hàn Quốc, nhà cung ứng số một của Samsung trong hơn 30 năm qua.

Dự án này được đầu tư tại KCN Amata, tổng vốn đầu tư 30 triệu USD. Mục tiêu của dự án sản xuất vỏ thiết bị điện tử, linh kiện điện, điện tử từ nguyên liệu nhựa, công suất 400 tấn sản phẩm/năm.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng nhấn mạnh, các chủ đầu tư của ba dự án FDI mới trong đầu năm 2021 đều đã thực hiện dự án tại Việt Nam và quyết định mở rộng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng thành công của các dự án hiện hữu.

Tính đến nay, Đồng Nai đã được Chính phủ quy hoạch 38 KCN và mở rộng một số khu công nghiệp như: Amata, Hố Nai, Định Quán, Dầu Giây... Diện tích đất công nghiệp sẽ tăng thêm hàng nghìn ha.

Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh xây dựng, kết nối liên vùng, tạo điều kiện để nhiều nhà đầu tư FDI chọn lựa điểm đến ở Đồng Nai.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.