Dòng người 'xin ra' và dòng người phải hối lộ để 'xin vào' Nhà nước: Cuộc cạnh tranh chất xám

Từ câu chuyện hàng loạt cán bộ cơ sở của nhiều cơ quan ở Hậu Giang xin nghỉ việc và con số 54% người dân được hỏi cho rằng phải “lót tay” khi xin vào cơ quan Nhà nước, theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, đó là mâu thuẫn nhưng mâu thuẫn "hợp" với kinh tế thị trường hiện nay của Việt Nam.

Theo báo cáo mới nhất của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang, tính từ năm 2016 đến nay, ở tỉnh này có 1.057 cán bộ cơ sở của nhiều cơ quan làm đơn xin nghỉ việc, với nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do lương thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Thậm chí những người mang học vị thạc sĩ cũng cùng chung số phận.

Ở một diễn biến khác, theo công bố ngày 4/4 của PAPI (Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam) sau khi làm kết quả khảo sát ngẫu nhiên 14.000 người thì, năm 2016, nước ta có khoảng 54% số người dân được hỏi cho rằng phải “lót tay” mới có thể xin được việc làm trong cơ quan Nhà nước.

dong nguoi xin ra va dong nguoi phai hoi lo de xin vao nha nuoc canh tranh chat xam
TÍnh từ năm 2016 tới nay, tỉnh Hậu Giang có 1.057 cán bộ tại các cơ sở xin nghỉ việc

Trước những con số về “dòng người ra” cũng như “dòng người vào” các cơ quan khu vực Nhà nước, GS, Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an cho rằng, hai thông tin này mâu thuẫn nhau nhưng mâu thuẫn này là đúng và phản ánh một vấn đề không mới những đáng buồn hiện nay. Đó là "chảy máu chất xám" ở cơ quan Nhà nước.

Nói về dòng người "ra" mà cụ thể là cán bộ cơ sở của nhiều cơ quan ở Hậu Giang làm đơn xin nghỉ việc, tướng Cương cho rằng về khoa học phải làm rõ, có bao nhiêu viên chức ở tỉnh Hậu Giang xin ra khỏi biên chế Nhà nước, chức vụ hành chính của họ là gì? Con số này phải cụ thể, không thể nói chung chung.

Bởi lẽ, dư luận cũng không cân đo, đong đếm được năng lực từng người.

Hơn 10 năm trước, ở nước ta cũng từng đề cập tới tình trạng “chảy máu chất xám”, một loạt viên chức ồ ạt xin nghỉ việc, trong đó có cả những người giữ cương vị cao trong khối các cơ quan Nhà nước.

dong nguoi xin ra va dong nguoi phai hoi lo de xin vao nha nuoc canh tranh chat xam
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an

Từ đó, ông Cương cho rằng chưa bàn tới chuyện tài năng, nhận diện những người xin nghỉ việc thì có thể thấy đa số là những người thành thạo nghiệp vụ chuyên môn phần việc của mình, giải quyết tốt công việc được giao; tư cách đạo đức trung thực, đứng đắn.

Những người trình độ hạn chế, sáng cắp ba lô đi, tối cắp ba lô về… thì đa số sẽ chọn phương án không rời khỏi cơ quan Nhà nước, đến tuổi nghỉ hưu thì về nghỉ.

“Từ đó nhận diện những người ở tỉnh Hậu Giang xin nghỉ việc trong thời gian qua, theo phán đoán của tôi, đa số là những người có năng lực giải quyết công việc, nghiệp vụ tốt”, vị Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược nói.

Còn đối với “dòng người vào”, GS Cương nhận định, câu chuyện phải hối lộ để được vào làm ở các cơ quan khu vực Nhà nước là câu chuyện đã có từ lâu, thậm chí số tiền đó có thể tới cả trăm triệu đồng.

Và dù có phải hối lộ mới xin được vào làm ở các cơ quan khu vực Nhà nước hay không phải hối lộ, khách quan cũng có hàng trăm nghìn người muốn xin vào.

“Trong điều kiện kinh tế khó khăn thì ẩn nấp vào một vị trí nào đó trong cơ quan Nhà nước vẫn là kế sách lâu dài, đến đâu thì đến, công việc được chăng hay chớ miễn sau một thời gian công tác mỗi cá nhân đó sẽ có được sổ bảo hiểm. Đó là nhu cầu.

Hàng trăm nghìn người như thiêu thân xin vào Nhà nước đó, nhưng tôi tin chưa chắc toàn bộ đó là những người giỏi. Với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, tôi thấy có không ít người có tay nghề giỏi, tận huyết công việc, họ không quá trông chờ vào đồng lương của một công chức, viên chức.

Đó là những người có năng lực và muốn khẳng định mình ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài với mức lương cao gấp 4- 5 lần, thậm chí là hơn nữa so với mức lương ở các đơn vị trong khu vực Nhà nước. Và trong điều kiện kinh tế khó khăn họ vẫn tự phát triển được để làm giàu.

Đó là cuộc cạnh tranh trên thị trường, trong đó cạnh tranh chất xám là cạnh tranh quan trọng nhất trên thế giới hiện nay. Nước nào trọng dụng được nhân tài nước đó phát triển được và ngược lại”, Thiếu tướng Lê Văn Cương chia sẻ.

Chính từ hai câu chuyện đó, ông Cường cho rằng: “Có người đưa hối lộ, tất nhiên phải có người nhận hối lộ. Đây là cuộc mua bán trao đổi giữa kinh tế và quyền lực. Hai đối tượng này, theo tôi, tội của người nhận hối lộ nặng hơn vì không có người nhận thì người đưa có thể đưa được cho ai”.

chọn
Hình ảnh tiến độ KCN hơn 2.300 tỷ đồng của Ecoland ở Hưng Yên
Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 3 được thực hiện tại huyện Khoái Châu, huyện Yên Mỹ và huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên) có quy mô 159,7 ha với tổng vốn đầu tư là 2.310 đồng.