Dùng tiền để 'chạy việc', coi chừng phạm tội đưa hối lộ

Mất một khoản tiền để "chạy chọt" nhưng không mang lại kết quả, người mất tiền có thể bị xem xét trách nhiệm đưa hối lộ.

Chị gái tôi có đưa cho ông hiệu trưởng một trường cấp ba 300 triệu đồng để xin vào biên chế nhưng giờ chị tôi muốn vào miền Nam làm việc nên đòi ông hiệu trưởng kia trả số tiền đó nhưng ông ta không trả. Nếu giờ chị tôi tố cáo ông ta thì có nhận lại được tiền không và chị tôi có thể bị xử lý như thế nào?

Nguyễn Minh Anh

dung tien de chay viec coi chung pham toi dua hoi lo
Ảnh minh họa

Có thể nói, hối lộ là tội gây khá nhiều tranh luận trong dư luận xã hội cũng như trên các phương tiện truyền thông khi đưa tin về tội danh này.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu người nhận tiền, cầm tiền (chủ thể) không phải là người có chức vụ quyền hạn thì không thể coi họ phạm tội nhận hối lộ. Quan điểm này dựa trên cơ sở 4 yếu tố cấu thành tội phạm: chủ thể (con người), khách thể (quan hệ xã hội được Nhà nước bảo vệ bằng luật), chủ quan (ý chí con người), khách quan (hành vi phạm tội của tội phạm), nếu thỏa mãn đầy đủ cả 4 yếu tố mới cấu thành tội (lý thuyết luật hình sự được nghiên cứu trong các trường đại học).

Quan điểm thứ hai cho rằng đây là loại tội phạm có cấu thành hình thức, tức là chỉ cần có hành vi khách quan là đủ không cần có thêm bất cứ yếu tố nào khác, không cần yếu tố khách thể có bị xâm hại hay không, còn đương nhiên yếu tố chủ thể và yếu tố chủ quan phải được thoả mãn.

Đối chiếu theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự có quy định: “Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa...”, như vậy rõ ràng yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ ở đây đã rõ.

Luật quy định chỉ cần có hành vi đưa, chứ không nêu đưa cho ai, có chức vụ hay không, chức vụ như thế nào, luật cũng không quy định có đưa đúng người hay không. Và cũng với lý do này mới có khái niệm “cấu thành hình thức”, tức là chỉ cần có hành vi là đủ yếu tố cấu thành tội đưa hối lộ. Đây cũng là quan điểm được cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng, xem xét khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử.

Như vậy, chị của bạn có hành vi đưa tiền cho hiệu trưởng trường trung học phổ thông để được nhận vào biên chế của trường học là người có chức vụ, quyền hạn trong việc tuyển chọn viên chức của trường.

Bạn nên khuyên chị của mình chủ động khai báo hành vi này với cơ quan có thẩm quyền để được xem xét giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt đồng thời được trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản đã dùng để hối lộ. Cụ thể, theo quy định khoản 7 Điều 364 có quy định:

"Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ".

dung tien de chay viec coi chung pham toi dua hoi lo Có nên mua nhà tại dự án đang thế chấp ngân hàng?

Việc thế chấp dự án bất động sản cho ngân hàng là hoạt động bình thường trong kinh doanh bất động sản bởi Luật Nhà ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.