Thuê dịch vụ chuyển phát, máy ảnh 18 triệu biến thành chai nước khoáng | |
Clip Lưu Diệc Phi rửa mặt bằng nước khoáng có gas gây xôn xao hội chị em yêu làm đẹp |
Cụ thể, ngày 11/8, ông Hoàng Viết Hạnh - Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản Miền Nam thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam làm trưởng đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra hoạt động khai thác nước ngầm của công ty này.
Tuy chưa được công nhận là nước khoáng nhưng Onsen bán các sản phẩm với nhãn mác là nước khoáng. (Ảnh: Khải An) |
Theo kết quả kiểm tra, từ năm 2014, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp giấy phép cho Công ty Seafood F17 khai thác sử dụng nước dưới đất với lỗ khoan ST1 tại xã Suối Tân, huyện Câm Lâm – Khánh Hòa với tổng lượng khai thác 370 m3/ngày đêm.
Thời hạn đến năm 2019 với mục đích khai thác, sử dụng cung cấp nước để sản xuất nước uống đóng chai. Sau đó, Công ty Seafood F17 đã hợp đồng với Công ty CP Onsen (Công ty Onsen) bán nước nguyên liệu giá 50.000 đồng/m3.
Trong quá trình khai thác đơn vị này đã quan trắc và phát hiện nước tại lỗ khoan ST1 cao hơn 32 độ C nên đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh Khánh Hòa.
Sau đó, ngày 9/1/2015, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản gửi Bộ TN- MT xem xét cho phép đơn vị khai thác lập hồ sơ xin cấp phép khai thác nước nóng thiên nhiên theo qui định của Luật khoáng sản hiện hành.
Đến ngày 29/11/2017, UBND tỉnh này đã quyết định chấm dứt hiệu lực khai thác, sử dụng nước dưới đất. Tuy nhiên, sau đó, UBND tỉnh lại có Văn bản 1309 (ký ngày 2/32/2018) cho phép công ty được khai thác trở lại.
Một điểm bán nước khoáng Onsen tại TP Nha Trang. (Ảnh: Khải An) |
Đoàn kiểm tra xác định việc cho phép này của UBND tỉnh Khánh Hòa là chưa đúng thẩm quyền. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo xử lý Công ty Onsen về hành vi mua bán hàng hóa không có nguồn gốc hợp pháp.
Do nguồn nước từ giếng khoan này chưa được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia thẩm định, phê duyệt là nước khoáng.
Điều đáng nói, trong suốt thời gian qua, dù chưa được Bộ TN-MT cấp phép khai thác nước khoáng nhưng Onsen vẫn công khai bán hàng với nhãn hiệu "nước khoáng thiên nhiên" được Sở Y tế Khánh Hòa cấp Giấy chứng nhận và được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa do Cục Sở hữu trí tuệ cấp từ năm 2014.
Trên website của mình, Công ty Onsen lại cho biết nguồn nước này có nhiệt độ nước 32,5 độ C, được xác định là nước khoáng nên được đặt với cái tên thương mại là “Nước khoáng Onsen”.
Hiện, tất cả các sản phẩm của Onsen đưa ra thị trường đều được gọi là nước khoáng thiên nhiên. Giá thành của sản phẩm nước trong lòng đất này được bán tương đương với các loại nước khoáng khác.
Trong khi giá các loại nước tinh khiết trên thị trường TP Nha Trang đang được chào bán với giá 15.000 -17.000 đồng/bình 20l thì Onsen gắn mác nước khoáng được chào bán với giá 28.000 - 30.000 đồng/bình 20l. Cao gấp đôi so với giá nước tinh khiết.
Giới thiệu về nguồn nước trên website công ty. |
Liên quan đến việc cấp phép cho Onsen, ông Lê Tấn Phùng - Phó Giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa cho biết căn cứ theo Nghị định 38, Sở đã cấp nhãn hợp quy cho Onsen.
"Trong Nghị định 38 không yêu cầu công ty cung cấp giấy phép khai thác mà chỉ căn cứ trên chỉ số hàm lượng trong hồ sơ công ty cung cấp", ông Phùng cho hay.
Vị Phó Giám đốc Sở cũng cho biết vừa qua đoàn điểm tra liên ngành do đại diện Sở Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra đơn vị sản xuất nước Onsen.
"Theo kết quả kiểm tra công ty đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở có gửi mẫu xét nghiệm định kỳ. Riêng qua công tác hậu kiểm mẫu nước Onsen có hàm lượng đúng như hồ sơ đơn vị này cung cấp và hàm lượng đó tương đương nước khoáng", ông Phùng thông tin.
Tuy nhiên, vị này cũng thông tin thêm sẽ thu hồi nhãn hợp quy nếu Sở Kế hoạch Đầu tư thu hồi giấy phép kinh doanh của đơn vụ này khi kết luận kiểm tra có sai phạm.
Liên quan đến vụ việc, đại diện Sở TN-MT tỉnh Khánh Hòa cho biết từ ngày 11/7, cơ quan này đã kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Công ty Seafood F17 tạm dừng các hoạt động khai thác vì có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Lý do công ty chưa được Bộ TN-MT cấp phép khai thác nước khoáng.
Phía công ty Onsen cho biết sau khi đoàn kiểm tra có kết luận việc khai thác là sai, công ty này đã dừng hoạt động, sản xuất. Riêng về việc sử dụng nhãn mác “nước khoáng thiên nhiên” đơn vị sẽ chịu xử lý trách nhiệm theo quy định pháp luật.
“Hiện chúng tôi đang kiến nghị UBND tỉnh chủ trì cuộc họp kết luận kiểm tra và chờ hướng dẫn của Bộ TN-MT. Vì đây là thanh danh, danh dự, uy tín của công ty nên cần cuộc họp để chứng minh”, vị đại diện nói.
Bộ Công thương: 99% sản phẩm tại MUMUSO có xuất xứ Trung Quốc
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Kết luận kiểm tra đối với Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu MUMUSO Việt Nam, trong đó đáng ... |
Y án giám đốc 'hô biến' dầu nhớt giá rẻ thành hàng có nhãn hiệu
Ngày 21/11, TAND Cấp cao tại TP HCM đã đưa bị cáo Trương Quang Minh (SN 1980, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM, Giám đốc ... |
Không thể chấp nhận hiệu trưởng 'làm rầu nồi canh'
Bình luận ngay sau vụ kỷ luật hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc trường tiểu học Nam Trung Yên, GS Nguyễn Lân Dũng nói với ... |