Foxconn rót thêm 270 triệu USD nhằm mở rộng sản xuất tại Việt Nam

Foxconn sẽ mở thêm một công ty đặt tại Việt Nam tập trung vào mảng sản xuất các linh kiện máy tính, thông tin từ Nikkei.

Foxconn, còn được biết đến với tên gọi Hon Hai Precision Industry, đang lên kế hoạch mở rộng sản xuất ở Việt Nam bằng khoản đầu tư lên tới 270 triệu USD, theo nguồn tin từ Nikkei.

Nikkei nhận định Foxconn đang mong muốn tận dụng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mới và hi vọng có thể tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất tại Việt Nam. Foxconn, công ty có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), mới khởi động sản xuất màn hình tinh thể lỏng tại Việt Nam, hồi tuần trước.

Foxconn rót tiếp 270 triệu USD để mở rộng sản xuất tại Việt Nam - Ảnh 1.

Foxconn hiện đang sản xuất TV, thiết bị viễn thông và các sản phẩm liên quan đến máy tính ở Việt Nam. (Ảnh: AP).

Sau 8 năm đàm phán, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã được 15 nước bao gồm Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Nhật Bản, New Zealand, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc thực hiện kí kết hôm 15/11. 

RCEP được kì vọng sẽ giúp làm giảm các hàng rào thuế quan và duy trì thương mại liền mạc ở khu vực Châu Á. Theo Nikkei, Foxconn sẽ triển khai hoạt động sản xuất quy mô đầy đủ ở Việt Nam để hưởng lợi từ những hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đang là thành viên.

Foxconn sẽ sớm mở một công ty địa phương mái tại Việt Nam song chi tiết vẫn chưa được công bố. Dù vậy, công ty này nhiều khả năng sẽ sản xuất các linh kiện, bộ phận liên quan đến máy tính cá nhân (PC), ví dụ như màn hình.

Đài Loan (Trung Quốc) không tham gia vào RCEP. Trong khi đó, phần lớn cơ sở sản xuất của Foxconn nằm ở Trung Quốc đại lục. 

Mặc dù Trung Quốc là thành viên của RCEP song những yếu tố bất định xung quanh thương chiến Mỹ - Trung khiến nhiều công ty, trong đó có Foxconn, mong muốn đa dạng hoá năng lực sản xuất. Việt Nam được xem là quốc gia hưởng lợi từ xu hướng này do có vị trí địa lí gần Trung Quốc và có nhân công giá rẻ.

Ông Young Liu, Chủ tịch Foxconn, chia sẻ rằng "cơn sốt đầu tư vào Việt Nam từ các công ty lớn khá đáng kể". Dù vậy, ông cũng tiết lộ những khó khăn khi tìm được địa điểm đặt nhà máy ở miền Bắc Việt Nam.

Ở thời điểm hiện tại, Foxconn đang tìm cách giảm sự phụ thuộc lớn vào Trung Quốc với mục tiêu đưa năng lực sản xuất bên ngoài Trung Quốc chiếm hơn 30%. Các công ty đối thủ như Pegatron và Wistron cũng quyết định mở rộng sang Việt Nam.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.