Gặp gỡ nhóm bạn trẻ mang nghệ thuật dân gian đến với giới trẻ

Mong muốn giữ gìn nét văn hóa dân gian, nhóm Chèo 48h vẫn đang ngày ngày mang những câu hát, những làn điệu của dân tộc tới giới trẻ Việt.

Từ lâu hình thức sân khấu dân gian như chèo, hát tuồng, hát chầu văn, cải lương, kịch dân ca...đã tồn tại gắn liền văn hóa người Việt. Nhưng cuộc sống hiện đại với các trào lưu mới du nhập từ nước ngoài thì các loại hình nghệ thuật dân gian lại đang ngày bị lãng quên, nhất là đối với giới trẻ.

Được thành lập từ 7/2014, dự án Chèo 48h do một nhóm bạn trẻ khởi xướng đã góp phần mang nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với giới trẻ hiện nay.

gap go nhom ban tre mang nghe thuat dan gian den voi gioi tre
Các loại hình nghệ thuật dân gian đang ngày bị lãng quên trong cuộc sống hiện tại. (Ảnh Hà Thảo)

Trao đổi với Việt Nam Mới, chị Đinh Thị Thảo cho biết, "Ý tưởng để làm nên sự án Chèo 48h là từ khi chúng tôi gặp nhau trong một cuộc thi ý tưởng và có cùng sở thích là các môn nghệ thuật truyền thống. Sau đó, chúng tôi đã quyết định chọn nghệ thuật Chèo, bởi chèo là một môn nghệ thuật rất gần gũi, sinh động trong từng câu hát, lối diễn, điệu múa dễ có thể lôi cuốn được giới trẻ".

gap go nhom ban tre mang nghe thuat dan gian den voi gioi tre
gap go nhom ban tre mang nghe thuat dan gian den voi gioi tre
Các bạn trẻ trong một lớp khóa học chèo. (Ảnh NVCC).

Theo chị Thảo, mục đích ban đầu chúng tôi xác định chỉ là một sân chơi nho nhỏ, nhưng rất nhiều bạn trẻ trong nhóm đi du học, thấy việc hiểu biết về văn hóa truyền thống của dân tộc để chia sẻ với bạn bè thế giới là rất cần thiết. Từ đó chúng tôi quyết định mở rộng mô hình, để các bạn trẻ được tham gia và học tập. Không chỉ được học Chèo, các bạn trẻ còn được truyền cảm hứng từ những người nghệ sĩ, giúp hiểu hơn về văn hóa dân gian.

gap go nhom ban tre mang nghe thuat dan gian den voi gioi tre
Tham gia các lớp học diễn chèo, các bạn trẻ sẽ được truyền cảm hứng từ các nghệ sĩ, được thầy cô hướng dẫn để hiểu hơn về môn nghệ thuật truyền thống. (Ảnh NVCC)

Chị Thảo cũng chia sẻ, kinh phí và thời gian là hai khó khăn lớn nhất mà dự án Chèo 48h gặp phải. "Để duy trì được hoạt động, chúng tôi dựa vào nguồn kinh phí trong một cuộc thi do nhóm Tôi 20 tổ chức, sau đó khi mỗi bạn trẻ tham gia một khóa học sẽ nộp 50.000 đồng một buổi học, số tiền đó chúng tôi dành để chi trả cho giáo viên. Ngoài ra, chúng tôi không có nguồn vốn hay nhà tài trợ nào, mặc dù có nhiều ý tưởng mà chúng tôi muốn thực hiện, song vì nguồn kinh phí hạn hẹn nên chúng tôi chỉ mở rộng được ở một mức nào đó có thể. Về vấn đề thời gian, phần lớn học viên và thành viên trong nhóm có người đi học, người đi làm... nên việc tập hợp mọi người rất khó khăn".

Hiện tại, Chèo 48h liên tục tổ chức các khóa học cộng đồng và trong nhà trường đồng thời kết hợp với các CLB văn hóa nghệ thuật dưới sự bảo trợ của Nhà hát Chèo Việt Nam, Quỹ Văn hoá Hà Nội.

Chị Nguyễn Thị Minh Thư (19 tuổi, Đại học Ngoại Thương) chia sẻ, "Lúc đầu tôi đến với Chèo 48h rất tình cờ, tôi đi nghe một buổi hát chèo và thấy hứng thú, rồi tò mò về truyền thống của dân tộc nên tối quyết định tham gia dự án Chèo 48h. Tôi muốn nghệ thuật văn hóa truyền thống được lan rộng hơn nữa, cả ra thế giới."

gap go nhom ban tre mang nghe thuat dan gian den voi gioi tre
Khi mới thành lập, dự án "Chèo 48h - Tôi chèo về quê hương" chủ yếu biểu diễn tại các sân đình.(Ảnh NVCC)

"Chèo 48h - Tôi chèo về quê hương" là một dự án phi lợi nhuận, nhằm mang cơ hội trải nghiệm các loại hình văn hóa nghệ thuật cổ truyền như chèo, tuồng, hát văn, hát xẩm... đến với công chúng hiện đại. Sau những thành công từ các buổi diễn ở cộng đồng như quán cà phê, đình chùa. Năm 2016, cũng là năm đầu tiên, nhóm bạn trẻ này đưa "sân khấu dân gian từ sân đình về trường học" tiếp cận gần hơn với giới trẻ là thế hệ sinh viên.

gap go nhom ban tre mang nghe thuat dan gian den voi gioi tre
Buổi diễn tại đình Kim Ngân - Hàng Bạc. (Ảnh NVCC)

Trong 3 năm hoạt động, dự án "Chèo 48h - tôi chèo về quê hương" đã và đang tiến gần hơn với công chúng. Chị Thảo cho hay, năm đầu tiên tổ chức ở đình Kim Ngân, chỉ thu hút được khoảng 200 khán giả cả trong và ngoài nước, năm thứ 2, tổ chức ở đề Voi Phục, thu hút được 500 khán giả, và năm nay khi đưa dự án vào trường học thì thu hút được gần 1000 khán giả. Dự án cũng từng đạt giải Nhất cuộc thi Ý tưởng do nhóm Tôi 20 tổ chức, giải 3 thử thách sáng tạo FBAIC, và đứng top 10 cuộc thi KAWAI.

"Trong thời gian tới, dự án Chèo 48h sẽ tiếp cận được với giới trẻ nhiều hơn, đặc biệt là các bạn học sinh. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tổ chức nhiều hơn những sự kiện mang tính cộng đồng, các minishow..." chị Thảo cho biết.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.