Gala Tôi chèo về quê hương - Mang sân khấu dân gian từ sân đình về trường học

Đi vào hoạt động đã 3 năm, "Chèo 48h - Tôi chèo về quê hương" do một nhóm bạn trẻ tổ chức đã góp phần mang chèo dân gian đến gần hơn với giới trẻ, nhất là học sinh, sinh viên.

Tối 21/9, đêm gala "Tôi chèo về quê hương", thuộc dự án Chèo 48h phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Khoa Văn học trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức với sự bảo trợ của Nhà hát Chèo Việt Nam, Quỹ Văn hoá Hà Nội. Chương trình đã mang sân khấu dân gian từ sân đình về trường học và thu hút hàng nghìn sinh viên trong và ngoài trường tham gia.

gala toi cheo ve que huong mang san khau dan gian tu san dinh ve truong hoc

Anh Lê Văn Phát - nhân viên một công ty điện thoại và là một học viên của khóa học chèo chia sẻ "Tôi thấy có lớp mở trên mạng nên đăng ý theo học, ngày đầu tiên được giao vai diễn, tôi cảm thấy rất khó khăn nhưng sau một thời gian học tôi thấy rất hứng thú và hằng ngày vẫn đi xe từ Đông Anh sang trường ĐHKHXH&NV để học môn nghệ thuật này".

Chị Nguyễn Thị Thanh Hà - giáo viên Tiếng Anh tại Hà Nội cho biết: "Là học viên của khóa học từ những năm đầu tiên, đến giờ tôi vẫn quay lại để học thêm những làn điệu chèo...".

gala toi cheo ve que huong mang san khau dan gian tu san dinh ve truong hoc

"Chèo 48h - Tôi chèo về quê hương" là một dự án phi lợi nhuận do một nhóm bạn trẻ khởi xướng, nhằm mang cơ hội trải nghiệm các loại hình văn hóa nghệ thuật cổ truyền như chèo, tuồng, hát văn, hát xẩm... đến với công chúng hiện đại.

gala toi cheo ve que huong mang san khau dan gian tu san dinh ve truong hoc

Bùi Ngọc Ninh (20 tuổi) - chủ nhiệm CLB Văn hóa dân gian (ĐHKHXH&NV) cho hay, việc mang các loại hình nghệ thuật truyền thống đến cho sinh viên toàn trường nói riêng và các trường Đại học trong thành phố Hà Nội nói chung, sẽ góp phần vào việc bảo tồn và giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời cũng là cơ hội để các bạn trẻ được tiếp xúc, được hiểu và có thể rút ngắn được khoảng cách với các thế hệ đi trước.

Một sinh viên năm 2 trường ĐHKHXH&NV chia sẻ "Từ lâu qua lời kể của bà, nghe trên đài của ông, tôi đã thích những môn nghệ thuật truyền thống, nhưng lại ít được tiếp xúc với những loại hình nghệ thuật này và hôm nay được chứng kiến, được diễn thử, tôi cảm thấy rất vui, nếu có cơ hội tôi rất muốn được tham gia một lớp khóa học về môn nghệ thuật này".

gala toi cheo ve que huong mang san khau dan gian tu san dinh ve truong hoc
gala toi cheo ve que huong mang san khau dan gian tu san dinh ve truong hoc
Các bạn trẻ có cơ hội để tiếp xúc với loại hình nghệ thuật dân gian.

Chị Đinh Thị Thảo, trưởng ban tổ chức dự án "Chèo 48h - Tôi chèo về quê hương" cho biết "Ngay từ những ngày đầu tiên, khi các bạn học viên đăng ký tham gia các lớp học chèo, xẩm, chầu văn, tôi cảm thấy rất vui vì các bạn rất nhiệt tình và say mê, mặc dù tôi biết nhiều nhiều trẻ hiện nay đang quay lưng lại với truyền thống nhưng ở đây vẫn còn một nhóm bạn trẻ đang ngày ngày đi tìm những câu hát, những làn điệu của dân tộc để gìn giữ và phát huy nó".

Thầy Trần Bách Hiếu - Bí thư đoàn Trường ĐHKHXH&NV chia sẻ, "Đây là hoạt động rất ý nghĩa trong việc đưa nghệ thuật truyền thống đến với sinh viên. Chúng tôi hi vọng trong tương lai sẽ được cộng tác nhiều hơn với các cơ quan trong lĩnh vực đưa văn hóa dân gian, truyền thống dân gian về gần hơn với sinh viên của trường".

gala toi cheo ve que huong mang san khau dan gian tu san dinh ve truong hoc
gala toi cheo ve que huong mang san khau dan gian tu san dinh ve truong hoc

Trong đời sống hiện đại, khi mà các loại hình văn hóa dân tộc đặc sắc đang dần bị lãng quên, nhiều trào lưu mới được du nhập từ nước ngoài, thì "Chèo 48h - Tôi chèo về quê hương" được xem là cầu nối cho những bạn trẻ tìm về bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Dự án "Chèo 48h – Tôi chèo về quê hương" được thực hiện xuất phát từ băn khoăn: Tại sao giới trẻ Việt Nam cứ mải miết theo đuổi những trào lưu du nhập từ nước ngoài mà vô tình quên đi nhiều giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc?

Được bắt đầu từ tháng 7/2014, dự án thuộc hai phân đoạn chính là "Chèo khám phá" và "Chèo trải nghiệm" sẽ mang chèo dân gian đến gần hơn với giới trẻ.

Dự án Chèo 48h dưới sự bảo trợ của “Tôi 20” (tổ chức phi lợi nhuận của các sinh viên) cùng với Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn, Phát huy âm nhạc dân tộc và Trung tâm Nghiên cứu phát triển bền vững. Dự án cũng từng đoạt giải Nhất cuộc thi ý tưởng do nhóm Tôi 20 tổ chức.

chọn
Đề xuất ưu đãi thuế bất động sản cho Việt kiều
Với Luật Đất đai 2024 đang được kỳ vọng có liệu lực sớm từ 1/7, quyền sử dụng đất đối với Việt kiều sẽ được mở rộng. VARS kiến nghị cần thiết lập chính sách ưu đãi như giảm hoặc miễn thuế cho Việt kiều đầu tư vào địa ốc.