'Khuyết tật chỉ là sự bất tiện chứ không phải bất hạnh'

Từ một cô học trò nhút nhát, mặc cảm với cơ thể khiếm khuyết, Phan Thị Rát trở thành thủ lĩnh hoạt động xã hội nhằm hỗ trợ cho những người yếu thế với phương châm 'khuyết tật chỉ là sự bất tiện chứ không phải là bất hạnh'.
khuyet tat chi la su bat tien chu khong phai bat hanh Tiểu học Đô thị Việt Hưng yêu cầu giáo viên trả lại tiền thu nhiều khoản vô lý cho phụ huynh
khuyet tat chi la su bat tien chu khong phai bat hanh Yêu cầu Tiểu học Đô thị Việt Hưng báo cáo về thông tin thu nhiều khoản vô lý đầu năm
khuyet tat chi la su bat tien chu khong phai bat hanh Bộ Giáo dục đang làm gì để ngăn chặn việc 'nở rộ' các khoản thu đầu năm học mới?
khuyet tat chi la su bat tien chu khong phai bat hanh Phương án thi vào lớp 10 ở Hà Nội: Thi tổ hợp rất nhẹ nhàng, giảm áp lực cho học sinh?

Khi tôi đến gặp Rát, cô vẫn đang mải mê xem xét các dự án cho người khuyết tật. Cô dùng đốt ngón tay thực hiện các thao tác trên máy tính một cách thành thục từ điều khiển chuột đến gõ bàn phím. Rát mang lại ấn tượng hình ảnh một cô gái tươi trẻ, độc lập với nguồn năng lượng tích cực.

khuyet tat chi la su bat tien chu khong phai bat hanh
Phan Thị Rát. Ảnh: NHÂN VẬT CUNG CẤP.

'Ở nhà là tự biến mình thành người vô dụng'

Sinh ra ở vùng quê nghèo ở tỉnh Ninh Thuận, Phan Thị Rát và hai chị không may bị di truyền bệnh từ cha. Căn bệnh khiến hệ thần kinh cảm giác của ba chị em bị suy giảm theo thời gian. Rát nhớ như in ngày cả nhà phát hiện dấu hiệu bệnh ở chị gái khi chị không thể mang dép được, mang vào cứ bị trượt ra và chân bị cong lại. Ngày ấy cả gia đình chỉ nghĩ chị gái Rát bị yếu cơ nhưng cơ thể chị cứ yếu đi. Lâu dần, chị không thể đứng dậy hoặc cầm nắm.

Lúc nhỏ Rát chạy nhảy vui đùa cùng các bạn bình thường làm gia đình cô không khỏi mừng thầm. Đến 5 tuổi cơ thể có sự khác biệt, việc đi đứng trở nên khó khăn hơn với cô.

Khiếm khuyết so với chúng bạn nên Rát thường bị bạn bè ở lớp trêu chọc. “Các bạn thường chọc ghẹo rồi bắt chước tướng đi của mình, giận lắm nhưng không thể phản kháng”, cô nhớ lại. Rát còn chịu áp lực từ vài người thân, họ cho rằng người khuyết tật đi học đã khó khăn rồi, cô là con gái nên học không để làm gì.

Tủi thân nên Rát bỏ học. Ba Rát là người cổ vũ con gái tiếp tục đến trường để có thêm kiến thức, ông không muốn cô cũng lỡ dở việc học vì khiếm khuyết như mình ngày trước. “Con cố học đi, xã hội chắc chắn sẽ nhìn nhận và giúp đỡ con”, cha Rát động viên.

Vốn ham học, cô gái nhỏ nghe lời cha quay lại trường, quyết không để tương lai phải đi bán vé số như nhiều người khuyết tật mà cô vẫn quen thấy. Cô quyết tâm học thật giỏi để bạn bè mến phục. “Nhiều bạn ngày trước chọc ghẹo đến nhờ mình giảng bài”, đó là niềm vui lớn nhất trong thời gian đi học.

Lên cấp 3, Rát theo học trường ở thành phố Phan Rang cách nhà 30 km. Xa hẳn sự hỗ trợ của ba mẹ, Rát phải tự lo mọi việc từ sinh hoạt đến ăn uống. Cô cho rằng những năm cấp 3 có ý nghĩa rất lớn vì cô tích lũy được nhiều kỹ năng và kinh nghiệm sống.

Nhưng đây cũng là giai đoạn cô sống khép kín, ít nói, chỉ “cắm đầu đi học”. Rát luôn nhạy cảm với sự chỉ trỏ và thương cảm từ mọi người. Vì vậy dù luôn muốn ra ngoài nhưng cô không thể vượt qua rào cản ngại ngùng và mặc cảm. Mong ước được đặt chân vào Sài Gòn và đi đây đó, cô chỉ cố gắng học tập thật tốt.

Sau bao nỗ lực, cô thi đỗ vào Trường đại học Mở TP.HCM. Đến với thành phố mới, Rát vẫn chưa thể cởi bỏ mặc cảm khiếm khuyết. Mỗi lần nghĩ về những vật cản như bậc thang, con dốc, Rát lại không muốn ra ngoài.

Cô tâm sự nhiều lần tự trách bản thân làm lỡ cuộc vui của bạn: “Mình lỡ thấy ai chỉ trỏ, nói năng gì đó thì mình đòi đi về, bạn mình phải về theo”. Từ đó Rát dần học cách phá bỏ rào cản của bản thân bằng cách nghĩ về những bất tiện sẽ gặp phải để tìm ra giải pháp chứ không né tránh. “Đó cũng là một cách rèn cho mình sống độc lập, tư duy tích cực để mọi người yên tâm về mình và tránh sự thương hại”, Rát bày tỏ.

“Kiếm thu nhập và tự nuôi sống bản thân mang ý nghĩa rất lớn. Điều đó giúp người khuyết tật tự tin, có địa vị và tiếng nói”, Phan Thị Rát nói.

Cô mạnh dạn tham gia các hoạt động từ chiến dịch mùa hè xanh của thành đoàn, thủ lĩnh nhóm Đột Phá (nhóm các bạn thanh niên khuyết tật có năng lực và muốn thay đổi cuộc đời) của DRD... Rát nhớ như in kỷ niệm tham gia đội tình nguyện hỗ trợ tư vấn tuyển sinh của trường. “Bạn bè mình rất ngạc nhiên, ai cũng nghĩ mình không làm gì được nhưng mình tìm ra cách, không đi được thì mình ngồi tư vấn có sao đâu”, Rát cười. Cô còn tích cực tổ chức nhiều sự kiện cho người yếu thế. Rát nhận ra bước ra ngoài để mở rộng quan hệ, trau dồi giao tiếp: “Ở nhà là tự biến mình trở thành người vô dụng.”

Nỗ lực vì người yếu thế

Bản thân trải qua nhiều khó khăn do khuyết tật, Rát nuôi mong muốn giúp đỡ những bạn trẻ đang loay hoay giống cô ngày trước. Tốt nghiệp Trường đại học Mở TP.HCM với tấm bằng giỏi, hiện cô là nhân viên dự án của Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD), cố gắng gắn kết người khuyết tật với cộng đồng.

Rát mong muốn xã hội nhìn nhận người khuyết tật không phải là những cá thể yếu tay, yếu chân mà trao cơ hội để họ phát huy khả năng. Cô gái trẻ tâm đắc với một câu nói “khuyết tật là một sự bất tiện chứ không phải là bất hạnh”.

Ở DRD, Rát nhận ra nhiều người khuyết tật không tự tin nộp đơn xin việc làm vào các công ty. Đa số, người khuyết tật đều trở thành lao động phổ thông, không được trả lương xứng đáng và dễ bị các doanh nghiệp lợi dụng. Vì vậy, Rát hướng đến hỗ trợ kiến thức và kỹ năng cho người khuyết tật giúp họ tự kiếm ra tiền. “Kiếm thu nhập và tự nuôi sống bản thân mang ý nghĩa rất lớn. Điều đó giúp họ tự tin, có địa vị và tiếng nói”, Rát nói.

Năm tới Rát sẽ theo học ngành doanh nghiệp xã hội thuộc học bổng toàn phần của chính phủ Úc. Cô dự định sau khi đi học về có thể xây dựng công ty chuyên giới thiệu việc làm cho người khuyết tật. Công ty này sẽ giúp người khuyết tật tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và kết nối với doanh nghiệp. Đồng thời tư vấn cách tuyển dụng người khuyết tật cho các công ty, cải tạo môi trường làm việc để người khuyết tật đi làm thuận tiện hơn. Ngoài ra, cô còn lên ý tưởng tạo việc làm cho người khuyết tật ở các vùng quê bằng việc trồng rau sạch.

Nguyễn Thị Minh Oanh, đồng nghiệp với Rát, đánh giá: “Những lúc doanh nghiệp e ngại người khuyết tật thì Rát lại cố gắng thuyết phục để doanh nghiệp cho họ cơ hội được phỏng vấn, chứng tỏ năng lực của mình”. Oanh cho rằng với Rát không gì là không thể, khi đặt mục tiêu thì Rát sẽ tìm mọi cách để đạt được.

khuyet tat chi la su bat tien chu khong phai bat hanh Trường Tiểu học thị trấn Phong Thổ bị tố lạm thu: Phó Chủ tịch tỉnh Lai Châu nói gì?

Lãnh đạo UBND tỉnh Lai Châu vừa chính thức lên tiếng trước phản ánh của phụ huynh cho rằng, Trường Tiểu học Thị trấn Phong ...

khuyet tat chi la su bat tien chu khong phai bat hanh Người dân Lai Châu kêu trời vì những khoản thu đầu năm học

Người dân tại Phong Thổ (Lai Châu) rất bức xúc khi nhiều học sinh dân tộc thiểu số phải gánh nhiều khoản đóng góp sai ...

khuyet tat chi la su bat tien chu khong phai bat hanh Tiểu học Đô thị Việt Hưng yêu cầu giáo viên trả lại tiền thu nhiều khoản vô lý cho phụ huynh

Lãnh đạo Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) vừa chính thức lên tiếng trước phản ánh của một số phụ ...

khuyet tat chi la su bat tien chu khong phai bat hanh Cô gái bị tra tấn dã man Y Nhiêu kể về phút đối chất với Nga 'vọc'

Chiều tối 22/8, sau nhiều ngày làm việc với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP PleiKu (Gia Lai) và cuộc đối chất ...

khuyet tat chi la su bat tien chu khong phai bat hanh Bộ Giáo dục đang làm gì để ngăn chặn việc 'nở rộ' các khoản thu đầu năm học mới?

Một trong các nỗi lo lắng của phụ huynh khi vào đầu năm học là vấn đề lạm thu. Có trường sẽ 'vẽ' ra các ...

khuyet tat chi la su bat tien chu khong phai bat hanh Trẻ vào lớp 1 ở Thanh Hóa phải đóng 1,3 triệu đồng mua bàn ghế, Bộ GD&ĐT nói gì?

Lãnh đạo Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD&ĐT) đã lên tiếng trước thông tin, phụ huynh Trường Tiểu học Đông Vệ 2 ở TP ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.