Phương án thi vào lớp 10 ở Hà Nội: Thi tổ hợp rất nhẹ nhàng, giảm áp lực cho học sinh?

Theo thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, dù là phương án thi vào lớp 10 như thế nào thì Sở GD&ĐT Hà Nội cũng nên chốt sớm, quan trọng nhất là tạo được sự đồng thuận trong xã hội.
phuong an thi vao lop 10 o ha noi thi to hop rat nhe nhang giam ap luc cho hoc sinh Hà Nội yêu cầu các trường cho học sinh nghỉ học nếu bão số 4 gây diễn biến nguy hiểm
phuong an thi vao lop 10 o ha noi thi to hop rat nhe nhang giam ap luc cho hoc sinh Hà Nội công bố 31 đường dây nóng để phụ huynh phản ánh tình trạng lạm thu
phuong an thi vao lop 10 o ha noi thi to hop rat nhe nhang giam ap luc cho hoc sinh 3 phương án thi vào lớp 10 năm 2019 ở Hà Nội: Lo phát sinh học thêm, mong sớm có đề minh họa
phuong an thi vao lop 10 o ha noi thi to hop rat nhe nhang giam ap luc cho hoc sinh Sở GD&ĐT Hà Nội lấy ý kiến về 3 phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2019 - 2020

Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc – giáo viên dạy học trực tuyến tại Hà Nội đã đưa ra một số ý kiến góp ý về các phương án thi vào lớp 10 THPT năm học 2019 – 2020 mới được Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra để lấy ý kiến. Chúng tôi xin chuyển tới độc giả quan điểm của giáo viên này:

phuong an thi vao lop 10 o ha noi thi to hop rat nhe nhang giam ap luc cho hoc sinh
Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc. Ảnh: NVCC.

Nên thi bài thi tổ hợp

Trong những ngày qua, các phụ huynh và học sinh khối 9 của Hà Nội ngỡ ngàng trước thông tin Sở GD&ĐT thành phố chưa chốt được phương án tổ chức kỳ thi Tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 và đưa ra 3 phương án để lấy ý kiến dư luận.

Trước đó, tháng 4/2018, lãnh đạo Sở đã từng thông báo phương án thi theo tổ hợp để vào lớp 10 và dự kiến tới tháng 9 này sẽ công bố đề minh họa. Nhiều gia đình và nhà trường đã lên kế hoạch học tập, ôn thi chuẩn bị cho phương án thi này. Việc Sở GD&ĐT lùi thời gian chốt phương án thi tuyển sinh lớp 10 và kéo theo là chậm công bố các đề thi minh họa rõ ràng đã gây ra tâm lý lo lắng và bức xúc trong dư luận.

Thực tế giáo dục THCS những năm qua cho thấy, việc thi tuyển sinh vào lớp 10 bằng một vài môn thi “chính” tỏ ra không phù hợp và để lại nhiều hậu quả xấu. Ở các nhà trường xảy ra tình trạng “cắt xén” giờ dạy các môn học “phụ”, học sinh trong các giờ học môn “phụ” cũng thường mất tập trung, thiếu tôn trọng giáo viên và không coi trọng việc học các môn này.

Còn ở phía gia đình, rất nhiều em dành toàn bộ thời gian trống cho việc học thêm Toán, Văn, có những em học thêm tới 2 – 3 trung tâm. Đây là những biểu hiện lệch lạc, méo mó, mất cân bằng rất nguy hiểm. Nhiều học sinh sau khi vào THPT rất vất vả trong việc học lại các kiến thức gốc của các môn học “phụ” đã từng bỏ qua ở cấp 2 nhưng lại trở thành môn thi chính trong kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển vào đại học.

Cấp THCS là cấp học phổ cập, cung cấp, trang bị những tri thức tối thiểu, nền tảng về thế giới tự nhiên và xã hội mà bất cứ công dân nào sau này cũng cần có. Việc học lệch, học tủ tới mức cực đoan như hiện tại không chỉ gây khó cho chính các em trong việc lựa chọn ngành nghề để theo đuổi trên đại học sau này mà còn ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực chung của đất nước khi thiếu hụt những kiến thức đó.

Để khắc phục tình trạng này, việc tổ chức thêm bài thi tổ hợp với nhiều môn thi thành phần đang trở thành xu hướng được nhiều địa phương lựa chọn. Bắt đầu từ năm 2016 ở Nam Định, phương án thi này dần lan tỏa sang các địa phương khác như Hải Phòng, Ninh Bình, Nghệ An, Vĩnh Phúc…

Trong đó, có những địa phương thực hiện rất thành công, nhận được sự đồng thuận cao của dư luận địa phương, vừa đảm bảo được mục tiêu học tập toàn diện cho học sinh mà cũng không tạo thêm áp lực học tập.

Kinh nghiệm của những địa phương này là những bài học rất giá trị cho Hà Nội tham khảo. Đặc biệt là dư luận xã hội cũng nên nhìn vào những thành công đó để có cách đánh giá khách quan về phương án thi tổ hợp, thay vì vội vã chỉ trích, lên án hay lo lắng.

Không nên quá lo lắng về áp lực thi nhiều môn

Trong quá khứ, cách đây hơn 10 năm việc tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội từng được tiến hành với 4 môn thi (3 môn bắt buộc: Toán – Ngữ văn – Ngoại ngữ và một môn thi bốc thăm vào tháng 3) thậm chí trước đó nữa còn thi 6 môn. Nhưng việc thi cử trong những năm đó không quá căng thẳng và áp lực như hiện tại.

phuong an thi vao lop 10 o ha noi thi to hop rat nhe nhang giam ap luc cho hoc sinh
Thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 năm 2018 tại Hà Nội. Ảnh tư liệu: Đình Tuệ.

Việc chỉ thi 2 môn Toán và Ngữ văn như những năm gần đây thật ra lại là một trong những nguyên nhân khiến cho áp lực thi trở nên lớn hơn do tương lai của các con bị dồn nén cả vào 2 bài thi. Mà trong khi thi, nhất là thi tự luận, yếu tố may rủi, “học tài thi phận” do trúng tủ hay lệch tủ… rồi tâm lý căng thẳng, áp lực do kỳ vọng của gia đình… chắc chắn có những tác động đến kết quả làm bài của các con. Khi có thêm bài thi tổ hợp để “chia lửa”, chia sẻ rủi ro cũng là một cách tốt để giải tỏa áp lực cho 2 môn Toán và Ngữ văn.

Dư luận cũng không nên quá lo lắng về việc nở rộ việc học thêm, dạy thêm các môn thi trong bài thi tổ hợp. Bởi trong thực tế, hiện nay học sinh ở Hà Nội đã đi học thêm gần như kín các khoảng thời gian trống, các con cũng đâu còn thời gian trống nào khác để học thêm.

Việc học thêm, nếu có, cũng chỉ là sự hi sinh thời gian học Toán và Ngữ văn cho các môn học khác, như thế có lẽ còn mang lại sự cân bằng tốt hơn cho các con.. Tức là thời gian đi học thêm của các con cũng không thể tăng thêm được nữa. Hơn nữa, điều quan trọng nhất là do cách thức tổ chức của bài thi tổ hợp.

Kinh nghiệm của các địa phương khác cho thấy nội dung của bài thi này rất cơ bản, nhẹ nhàng, không đánh đố, học sinh hoàn toàn có thể làm tốt và đạt điểm cao chỉ bằng cách học chăm chỉ, nghiêm túc trong các giờ học trên lớp mà không cần đi học thêm.

Nên bỏ hoặc giảm tỷ trọng của việc xét tuyển bằng học bạ

Để đánh giá một cách toàn diện về năng lực của một học sinh, việc chỉ kiểm tra qua các bài thi là phiến diện, không đầy đủ bởi như trên đã nói, yếu tố may rủi trong khi thi là không thể tránh khỏi. Hơn nữa, việc dồn nén tất cả mọi đánh giá về 4 năm học của học sinh vào vài bài thi sẽ tạo áp lực rất lớn.

Do đó, đánh giá quá trình là một yếu tố rất cần thiết, quan trọng. Điểm kiểm tra định kỳ, thi học kỳ, đánh giá, nhận xét của giáo viên ghi trong học bạ lẽ ra nên và cần phải là một yếu tố được tính tới trong xét tuyển vào lớp 10.

phuong an thi vao lop 10 o ha noi thi to hop rat nhe nhang giam ap luc cho hoc sinh
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tại Hà Nội năm 2018 được tổ chức vào đầu tháng 6. Ảnh tư liệu: Đình Tuệ.

Tuy nhiên, thực tiễn môi trường giáo dục ở Việt Nam cho thấy bất cứ đánh giá nào có yếu tố “xét” thì sẽ khó đạt được sự trung thực, khách quan, công bằng. Trong nhiều năm qua, khi Hà Nội tiến hành cộng điểm cho mỗi năm đạt danh hiệu học sinh Giỏi, học sinh Tiên tiến... thì tỷ lệ học sinh Giỏi và Tiên tiến của hầu hết các trường phổ thông đều tăng dần qua các năm. Trong các điểm số được ghi trong học bạ, có không ít điểm là “đi xin” để thầy cô cho gỡ điểm, nới điểm, nâng điểm…

Việc kết hợp xét tuyển với học bạ dễ dẫn tới những tiêu cực, những mối quan hệ méo mó làm biến dạng môi trường giáo dục phổ thông. Các thầy cô sẽ chịu nhiều áp lực từ phụ huynh trong việc phải nâng điểm, nới điểm để các con được tăng mức điểm cộng. Ngược lại, cũng có những thầy cô sử dụng điểm học bạ như một công cụ để “mặc cả” với phụ huynh những lợi ích khác.

Ở hầu hết các trường, việc học thêm với các thầy cô trong trường để được điểm tốt là rất phổ biến. Chính việc học thêm ở trường hoặc ở nhà giáo viên theo kiểu “bắt buộc phải tự nguyện” này là một trong những nguyên nhân tăng gánh nặng học thêm cho các con.

Theo tôi, Sở GD&ĐT cần dứt khoát trong việc gạt bỏ yếu tố điểm học bạ trong xét tuyển vào lớp 10 hoặc chí ít là giảm tối đa tỷ trọng của nó trong đánh giá.

Cần tạo sự đồng thuận xã hội

Dù Hà Nội chọn phương án thi nào thì điều quan trọng nhất để đảm bảo cho sự thành công chính là tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Phải làm sao để phụ huynh học sinh ủng hộ, bản thân các thầy cô và học sinh cảm thấy yên tâm trong việc học và ôn tập theo đúng kế hoạch.

Kinh nghiệm của những địa phương đã thực hiện trước đó là rất đáng tham khảo. Trong đó, điều tiên quyết là các kế hoạch được đưa ra phải thật sự rõ ràng, minh bạch và công bố sớm để cả gia đình và nhà trường có sự chuẩn bị chu đáo, không bất ngờ.

Tốt nhất là Sở nên chốt phương án thi ngay trong tháng 9 và công bố bộ đề thi minh họa trong tháng 10. Tuyệt đối phải tránh cách làm “mập mờ”, thiếu rõ ràng và không nhất quán như thời gian vừa qua.

phuong an thi vao lop 10 o ha noi thi to hop rat nhe nhang giam ap luc cho hoc sinh Hà Nội yêu cầu các trường cho học sinh nghỉ học nếu bão số 4 gây diễn biến nguy hiểm

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu Hiệu trưởng các trường trực thuộc căn cứ vào tình hình thực tế cơn bão số 4 ...

phuong an thi vao lop 10 o ha noi thi to hop rat nhe nhang giam ap luc cho hoc sinh Hà Nội công bố 31 đường dây nóng để phụ huynh phản ánh tình trạng lạm thu

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố 31 số điện thoại đường dây nóng để phụ huynh trên địa bàn phản ánh nếu phát hiện ...

phuong an thi vao lop 10 o ha noi thi to hop rat nhe nhang giam ap luc cho hoc sinh 3 phương án thi vào lớp 10 năm 2019 ở Hà Nội: Lo phát sinh học thêm, mong sớm có đề minh họa

Việc Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra 3 phương án thi vào lớp 10 THPT năm 2019, trong đó có thể thi tổ hợp khiến ...

phuong an thi vao lop 10 o ha noi thi to hop rat nhe nhang giam ap luc cho hoc sinh Sở GD&ĐT Hà Nội lấy ý kiến về 3 phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2019 - 2020

Mới đây, Sở GD&ĐT Hà Nội đã đưa ra 3 phương án tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020 để lấy ý ...

phuong an thi vao lop 10 o ha noi thi to hop rat nhe nhang giam ap luc cho hoc sinh Nhiều giáo viên ở huyện Thanh Oai có nguy cơ mất việc sau khi 'dành cả tuổi thanh xuân' dạy hợp đồng

Hiện tại, hàng trăm giáo viên hợp đồng ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) đang đứng trước nguy cơ bị mất việc do huyện sắp ...

phuong an thi vao lop 10 o ha noi thi to hop rat nhe nhang giam ap luc cho hoc sinh Phụ huynh hồ hởi đi đăng ký trực tiếp cho con vào lớp 1 ở Hà Nội

Ngày 13/7, nhiều phụ huynh đã tới trường nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh trực tiếp vào lớp 1 cho con năm học 2018 ...

chọn
Lãi sau thuế Văn Phú giảm 76%, dòng tiền kinh doanh âm hơn 500 tỷ đồng
Do doanh thu bất động sản sụt giảm, lãi sau thuế nửa đầu năm của Văn Phú đạt 97 tỷ đồng, giảm 76% so với cùng kỳ. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm gần 527 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 55 tỷ đồng.