Những ngày gần đây, hàng trăm giáo viên hợp đồng cả ba cấp mầm non, tiểu học và THCS ở huyện Thanh Oai đang rất lo lắng và yêu cầu làm rõ việc họ có nguy cơ bị cắt hợp đồng lao động trong tháng 9/2018.
Khá đông giáo viên hợp đồng tập trung cạnh UBND huyện Thanh Oai để chờ lời giải thích thỏa đáng từ lãnh đạo huyện trong ngày 27/7. Ảnh: Đình Tuệ. |
Theo chị N.T.N - giáo viên hợp đồng dạy THCS ở huyện Thanh Oai chia sẻ: "Đã nhiều ngày nay chúng tôi như ngồi trên đống lửa. Tâm trạng ai cũng bức xúc trước cách giải quyết của UBND huyện Thanh Oai, không thể chỉ cần một chữ ký và đóng dấu là có thể ép chúng tôi rời khỏi bục giảng sau bao năm cống hiến được. Ngay từ năm 2005, tôi đã phải bỏ ra hơn 2 triệu đồng để đóng Bảo hiểm xã hội nhưng giờ mà bị cắt hợp đồng thì giải quyết thế nào.
Có những thầy cô đã dành tới hơn 20 năm tuổi thanh xuân để cống hiến cho ngành giáo dục của huyện, giờ tự dưng cắt hợp đồng của họ thì ai mà không đau xót. Ở tuổi trên dưới 50 thì liệu rằng có đơn vị nào nhận chúng tôi vào lao động. Nếu có trường tư thục tuyển dụng thì họ vẫn chỉ nhận được một số lượng nhỏ giáo viên thôi chứ làm sao tuyển hết được hơn 400 giáo viên chúng tôi.
Ở huyện khác, lãnh đạo người ta ký hợp đồng vừa đủ với số lượng giáo viên thiếu. Sau khi chủ tịch huyện không chấm dứt hợp đồng với giáo viên mà họ chuyển về trường mà vẫn giữ nguyên số hợp đồng đó sẽ đảm bảo công việc cho các thầy cô. Một số trường thiếu giáo viên hợp đồng nên họ vẫn ký. Câu chuyện các năm trước lãnh đạo huyện ký hợp đồng quá nhiều dẫn đến hiện giờ thừa quá nhiều giáo viên...".
Còn theo cô giáo L.T.B - giáo viên Tiếng Anh tại Trường Tiểu học Kim Bài cho hay, cô đã gắn bó và công tác trong nghề giáo từ năm 1997 đến nay. Khi nghe thông tin huyện sắp cắt hợp đồng lao động với cô và hàng trăm giáo viên khác, tâm trạng cô như rối bời và rất hoang mang. Những thông tin trong văn bản 1020 của huyện Thanh Oai dường như làm các giáo viên này chưa hài lòng.
"Vào những năm 1996 - 1997, chúng tôi đi dạy theo hợp đồng được Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai khi đó ký là vô thời hạn. Mức lương lúc đó rất thấp chỉ có 120.000 đồng/tháng mà thôi.
Khi thành phố tổ chức thi biên chế năm 1997, chúng tôi cũng thi nhưng không được nên dù lương thấp vẫn đằng đẵng dạy hợp đồng ở trường. Hay tin huyện sẽ sa thải chúng tôi ai cũng bàng hoàng. Rồi đây, với lứa tuổi như chúng tôi thì rất khó để có thể tìm công việc khác", cô B nói.
Được biết, mức lương hiện tại của cô giáo này và nhiều giáo viên hợp đồng khác vẫn tại huyện này chỉ ở mức 1.390.000 đồng/tháng. Sau khi trừ bảo hiểm thì chỉ còn 1.240.000 đồng/tháng, không thể đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày nhưng các cô vẫn bám trụ vì yêu nghề.
Trao đổi với chúng tôi trước những bức xúc trên, ông Nguyễn Tuệ Sơn - Trưởng phòng Nội vụ huyện Thanh Oai cho hay:
"Căn cứ vào Nghị quyết 17 của HĐND TP Hà Nội, Quyết định số 14 của UBND TP về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy công chức, viên chức, hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP Hà Nội; thực hiện văn bản số 3035 của Sở Nội vụ TP Hà Nội về việc Hợp đồng giáo viên tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trong khi chờ thi tuyển giáo viên của TP Hà Nội.
Do đó ngày 19/7, UBND huyện đã ra văn bản số 1020/UBND-NV về việc thực hiện một số nội dung tại Quyết định số 14. Theo đó, UBND huyện chấm dứt hợp đồng đối với những trường hợp trước đây được UBND huyện đã ký hợp đồng (HĐ) lao động làm giáo viên và nhân viên tại các trường công lập thuộc huyện để chuyển về các nhà trường, do hiệu trưởng xem xét, ký hợp đồng theo thẩm quyền".
Một số nội dung của Nghị quyết số 17 - HĐND TP Hà Nội tháng 12/2017. |
Theo ông Sơn, về bản chất sự việc này chỉ khác nhau về chủ thể ký hợp đồng. Trước đây Chủ tịch UBND huyện là người trực tiếp ký hợp đồng thì nay là Hiệu trưởng các trường. Những giáo viên được Hiệu trưởng các trường tiếp tục ký hợp đồng vẫn làm việc bình thường, các chế độ không thay đổi so với trước đây. Tuy nhiên, Hiệu trưởng các trường chỉ được phép ký trong số định biên.
Cũng theo lãnh đạo Phòng Nội vụ huyện Thanh Oai, qua thống kê ở cả cấp mầm non, tiểu học và THCS, hiện tại có tổng số 278 lao động hợp đồng vượt định mức của toàn huyện. Số lượng giáo viên này, huyện sẽ nhắc nhở để chờ khi thành phố tổ chức thi tuyển biên chế thì tham gia thi. Sau đó, có ai trúng ai trượt thì sẽ lại tính phương án tiếp theo để đảm bảo quyền lợi cho giáo viên.
Tướng Lê Văn Cương: 'Tôi tin tưởng công an sẽ tìm lại được dữ liệu bài thi gốc đã bị chỉnh sửa ở Sơn La'
Thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng, cơ quan Công an đủ sức để tìm ra dữ liệu gốc của một số bài thi trắc ... |
Có bài thi Ngữ văn bị tụt từ 8,5 xuống chỉ còn 4 điểm sau chấm thẩm định ở Sơn La
Trong tối 24/7, Sở GD&ĐT Sơn La đã cập nhật điểm sau chấm thẩm định các bài thi Ngữ văn của thí sinh trước đó ... |
Sai phạm điểm thi ở Sơn La: 'Nghiêm trọng hơn Hà Giang'
Tổ công tác của Bộ GD&ĐT ở Sơn La vừa cho biết quan điểm xử lý nếu thí sinh là con cháu lãnh đạo có ... |
Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La: Không có vùng cấm, kiên quyết xử lý sai phạm vụ điểm thi bất thường
Tại buổi gặp mặt báo chí trưa 23/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La khẳng định, tỉnh sẽ kiên quyết xử lý những ai ... |
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La và 4 cá nhân khác có sai phạm vụ điểm thi bất thường
Bộ GD&ĐT vừa cho biết, đã có cá nhân sai phạm trong khâu chấm thi THPT quốc gia 2018 tại Sơn La dẫn đến hiện ... |
Liên tiếp phát hiện sai phạm điểm thi, Bộ Giáo dục có lùi thời gian xét tuyển đại học?
Những ngày qua, Bộ GD&ĐT liên tiếp phát hiện sai phạm về điểm thi THPT 2018 ở một số địa phương. Vậy thời gian xét ... |