Những ngày qua, Bộ GD&ĐT liên tiếp phát hiện sai phạm về điểm thi THPT 2018 ở một số địa phương. Mới đây nhất, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng giáo dục, tổ trưởng tổ công tác của Bộ GD&ĐT tại Sơn La cho biết, đã phát hiện sai phạm trong khâu chấm thi. Nhiều bài thi có dấu hiệu bị can thiệp, chỉnh sửa và cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ. Xem chi tiết Tại đây.
Điều các thí sinh đang quan tâm lúc này là vậy thời gian xét tuyển đại học năm 2018 có bị ảnh hưởng gì không? Bộ GD&ĐT có phương án nào để lùi lại thời gian xét tuyển để chắt lọc được những em có điểm số thực chất...
Các thí sinh vừa thi xong kỳ thi THPT quốc gia tham dự Ngày hội tư vấn xét tuyển ĐH, CĐ năm 2018 tại ĐH Bách khoa Hà Nội hôm 15/7. Ảnh: Đình Tuệ. |
Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết: "Trước những thông tin mà báo chí mới cập nhật những ngày vừa qua, tôi cảm thấy rất buồn vì những sự việc đó. Tuy nhiên, nếu so với hơn 600.000 thí sinh dự thi để đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay thì số lượng thí sinh vi phạm không quá nhiều nên không bị ảnh hưởng lắm.
Ở Hà Giang, các thí sinh cũng đã được trả lại điểm số thực chất của mình sau khi tổ công tác chấm thẩm định lại một số bài thi. Điểm sau đó sẽ được nhập lên hệ thống, các trường đại học lấy đó làm căn cứ để xét tuyển. Tới ngày 26/7, các thí sinh vẫn còn có thể thay đổi nguyện vọng được nên lúc đó mới xét tuyển được.
Nếu được thì có thể làm nhanh để các cháu có liên quan trong sự việc có thể thay đổi nguyện vọng. Nếu không thì sẽ giải quyết như phúc khảo. Cái này so với cả hệ thống thì không nhiều cho nên lịch xét tuyển sẽ vẫn không thay đổi. Bài thi tự luận ở Lạng Sơn thì cũng ít nên sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch xét tuyển chung. Nói chung, sau sự việc lần này ở một số địa phương, cái ảnh hưởng nhất chính là niềm tin".
Trước thực tế có một số trường đại học thực hiện phương án thi đánh giá năng lực đầu vào, vị lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng chưa hẳn đồng tình 100%. Bởi hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rồi việc quản lý tiêu cực ở các trường ra sao? Quy trình từ khâu chọn người, làm đề, tổ chức thi, chấm thi... ở các trường có chắc chắn là nghiêm túc không?
Chỉ sợ sẽ chuyển từ dạng này sang dạng kia, chuyển từ kiểm soát được sang không kiểm soát được. Kỳ thi 2 chung này vẫn có các quy trình chung như thanh tra, kiểm tra... Để các trường tổ chức thi thì vẫn tiềm ẩn nguy cơ khác. Nó có cái tốt nhưng nó cũng có mặt trái, quan trọng là mình có thể nhìn thấy mặt trái và có cơ chế kiểm soát được mặt trái của nó.
Ví dụ như: Đưa về từng tỉnh thì các cháu không phải đi, nhưng mặt trái là bệnh thành tích, địa phương chi phối, con em của lãnh đạo đều có thể chi phối. Có thể mình quá tin cậy vào địa phương trong khi họ chưa đáng tin tới mức đó. Do vậy, để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi cần có sự tính toán, cân nhắc kĩ giữa các phương án.
PGS.TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Ảnh: Đình Tuệ. |
Theo PGS.TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền, phương án tối ưu là khi xét tốt nghiệp giao cho địa phương và lấy điểm đại học thì giao cho các trường đại học đang được nhiều nước áp dụng. Ở nước ta, nếu những môn không thi như Giáo dục công dân thì cả thầy và trò đều khá chủ quan trong dạy và học.
"Về phần các trường đại học, năm nay nếu không có sự việc ở Hà Giang thì họ vẫn 1 phần tin tưởng vào các tỉnh. Vì khâu coi thi, đi lại cho học sinh và phụ huynh cũng đỡ được phần nào gánh nặng cho xã hội. Nếu chiểu theo thông lệ của quốc tế, các trường đại học có đầu vào thoải mái hơn. Khó là trong quá trình học và các em sẽ tự bị đào thải nếu như không có ý thức và nghiêm túc trong thi cử, đánh giá. Nước ta chưa làm ngay được như nước ngoài.
Nếu một số trường tốp dưới cũng áp dụng hình thức như vậy thì họ sẽ dạy ai nếu đuổi hết sinh viên? Bản thân các trường cũng đang cạnh tranh. Các trường tự tuyển sinh tức tự làm mọi thứ giống như trước đây thì sẽ gặp khó khăn trong khâu ra đề.
Bộ GD&ĐT đang chủ trương tiếp tục kỳ thi hai trong một đến năm 2020. Trên cơ sở kết quả đạt được và kinh nghiệm rút ra sẽ vẫn thi tiếp. Theo tôi, trước mắt sẽ làm trong một vài năm khi có điều kiện, tiếp tục thi hai trong một nhưng phải làm nghiêm túc, nhất là các khâu chấm thi để không xảy ra tiêu cực", ông An chia sẻ thêm.
Công an xác định hàng chục bài thi quốc gia tại Sơn La có dấu hiệu bị chỉnh sửa
Hiện tại, cơ quan Công an đã xác định có hàng chục bài thi THPT quốc gia 2018 của thí sinh tại Sơn La có ... |
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ đạo rà soát việc tổ chức thi THPT quốc gia 2018 trên cả nước
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa yêu cầu ban chỉ đạo thi THPT quốc gia của 63 tỉnh thành khẩn trương rà soát điểm thi ở ... |
Lực lượng Bộ Công an, Bộ Giáo dục đang tích cực rà soát các dấu hiệu bất thường điểm thi ở Sơn La
Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT ở Sơn La vừa có những phát ngôn đầu tiên sau hơn hai ngày rà soát, xác minh các ... |
Giáo viên cấp 2: Đề thi Lịch sử THPT 2018 có 50% câu hỏi thuộc kiến thức bậc THCS nên không khó
Theo Th.sĩ Nguyễn Thị Cúc - Tổ Lịch sử, Trường THCS Lê Quý Đôn (Hà Đông, Hà Nội), nhiều câu trong mã đề 301 môn ... |
Một số em ở Sơn La có điểm thi cao bất thường: Thầy giáo chủ nhiệm lớp lên tiếng
Trường THPT chuyên Sơn La vừa thông tin về việc, một số thí sinh tại đây có điểm thi THPT quốc gia 2018 cao bất ... |
Giáo dục 07:13 | 07/08/2018
Thời sự 01:13 | 06/08/2018
Giáo dục 07:01 | 05/08/2018
Thời sự 00:32 | 05/08/2018
Giáo dục 11:52 | 04/08/2018
Giáo dục 23:00 | 03/08/2018
Giáo dục 12:27 | 03/08/2018
Giáo dục 11:03 | 03/08/2018