Quốc hội chỉ rõ 5 nguyên nhân của những hạn chế trong kì thi THPT quốc gia 2018

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV đã chỉ ra 5 nguyên nhân của những hạn chế trong kì thi THPT quốc gia 2018. 
quoc hoi chi ro 5 nguyen nhan cua nhung han che trong ki thi thpt quoc gia 2018 Đề xuất thay đổi điều kiện xét đặc cách với thí sinh bị tai nạn giao thông, đau ốm
quoc hoi chi ro 5 nguyen nhan cua nhung han che trong ki thi thpt quoc gia 2018 Đề xuất phương án cải tiến thi THPT 2019: 'Nếu là chấm chéo cũng phải cân nhắc thận trọng'
quoc hoi chi ro 5 nguyen nhan cua nhung han che trong ki thi thpt quoc gia 2018 Vụ 22,5 điểm trượt cao đẳng sư phạm: Trường cần thỏa thuận, không nên tự ý đánh trượt thí sinh
quoc hoi chi ro 5 nguyen nhan cua nhung han che trong ki thi thpt quoc gia 2018 Sai phạm điểm thi ở nhiều tỉnh: Có những người 'bưng cả niêu' chứ không 'gắp 1-2 miếng'

Mới đây, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV đã công bố kết quả khảo sátvề kì thi THPT quốc gia năm 2018, đồng thời chỉ ra một số điểm đáng chú ý.

Về tổ chức thi

Ưu điểm: So với cách thức tổ chức thi trước đây, kì thi THPT quốc gia đã tạo khá nhiều thuận lợi cho người thi và gia đình. Thực tế cho thấy, với phương thức tổ chức thi như hiện nay, các thí sinh được thi ngay tại địa phương, không phải di chuyển xa và được cả xã hội đồng tình ủng hộ.

quoc hoi chi ro 5 nguyen nhan cua nhung han che trong ki thi thpt quoc gia 2018
Ảnh minh họa: Internet.

Để phục vụ kì thi, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương và trong toàn ngành tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện về mọi mặt để kì thi tổ chức thành công. Theo đánh giá chung, việc tổ chức kì thi tại hầu hết các địa phương cơ bản bảo đảm tính an toàn (bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo điều kiện y tế…); kỷ luật phòng thi đa phần được thực hiện nghiêm túc, cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ theo quy chế. Đây là kì thi có số thí sinh và cán bộ coi thi vi phạm quy chế thi thấp nhất kể từ khi tiến hành đổi mới kì thi.

Hạn chế: Năm 2018 là năm đầu tiên đưa việc tổ chức kì thi THPT quốc gia cho địa phương, do vậy, dù các địa phương đã có cố gắng nhưng công tác bảo đảm các điều kiện vật chất, địa điểm và nhân lực phục vụ kỳ thi còn gặp nhiều khó khăn; việc chuẩn bị cơ sở vật chất và trang thiết bị ở một số điểm thi chưa đảm bảo hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ Kỳ thi. Công tác tập huấn kỹ năng nhập dữ liệu đăng ký dự thi cho học sinh chưa được đầu tư thỏa đáng để bảo đảm tiện lợi, chính xác.

Mặt khác, quy chế tổ chức thi vẫn chưa thật sự bao quát các trường hợp phức tạp khi đưa việc tổ chức thi về cho địa phương (như việc chia phòng thi, phân công giám thị...); việc bảo mật ở khâu in sao đề thi tại các tỉnh/thành phố rất khó kiểm soát, dễ dẫn đến sai sót.

Về quy trình xét tuyển vào ĐH, CĐ, việc cho thí sinh dự thi đăng ký nguyện vọng vào các trường CĐ, ĐH sớm và được điều chỉnh khi có kết quả thi có thể tạo thêm chi phí không đáng có cho thí sinh (quy định thu lệ phí tuyển sinh ở tất cả các nguyện vọng của mỗi thí sinh dựa trên số lần đăng ký), trong khi, điều này có thể giải quyết qua các phần mềm chuyên dụng.

Về trách nhiệm phân bổ, sử dụng nguồn kinh phí này, dư luận băn khoăn và kiến nghị cần giám sát chăt chẽ; đề nghị Bộ GD&ĐT quan tâm, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức thi cho năm 2019.

Về chấm thi và công bố kết quả

Ưu điểm: Quy chế chấm thi được quy định tại các văn bản khá chặt chẽ, có sự tham gia giám sát của nhiều đơn vị chức năng, chuyên môn (Công an, Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở…). Năm 2018 là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT xác định tăng cường hơn 4.000 cán bộ thanh tra, mỗi Điểm thi bố trí 02 người tại 2.144 điểm thi cả nước. Đa số các Hội đồng chấm thi ở đa số các địa phương đều tuân thủ quy trình chấm thi.

Bộ GD&ĐT công bố công khai các kết quả thi THPT, hướng tới sự minh bạch và tạo điều kiện để xã hội giám sát kết quả thi. Sau khi các chuyên gia phát hiện các bất hợp lý từ kết quả thi ở một số địa phương, Bộ đã kịp thời triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra và xử lý các sai phạm một cách kiên quyết, kịp thời.

Hạn chế: Trên thực tế, khâu chấm thi là khâu còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhiều sai sót, gian lận nghiêm trọng tại một số địa phương, do một số sơ hở của qui trình kĩ thuật khâu chấm thi. Những sơ hở này bị lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi, ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ kì thi.

Những sai phạm tại một số tỉnh, thành phố liên quan tới công tác tổ chức coi thi, chấm thi cho thấy vai trò chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng thi địa phương còn nhiều hạn chế; một bộ phận cán bộ thanh tra chưa làm tròn chức trách, nhiệm vụ của mình trong việc giám sát các quy trình, công đoạn của khâu chấm thi dẫn đến tiêu cực, sai phạm nghiêm trọng với quy mô lớn ở một số địa phương.

Hành vi vi phạm quy chế thi của một số cán bộ, giáo viên đang công tác trong ngành giáo dục đã ảnh hưởng nghiêm trọng hình ảnh nhà giáo, làm giảm sút niềm tin của xã hội đối với ngành giáo dục.

Nguyên nhân hạn chế

Báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XIV cũng nêu ra một số nguyên nhân của những hạn chế nêu trên. Cụ thể:

Thứ nhất, việc thực hiện một kỳ thi chung với 2 mục tiêu vừa xét tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ là một việc rất khó đối với khâu biên soạn đề thi. Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi đòi hỏi thời gian chuẩn bị công phu với các quy trình và nội dung chặt chẽ, căn cơ, nhưng việc thực hiện đã nóng vội.

Thứ hai, thiếu ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hoá; đề thi chưa được thử nghiệm một cách khoa học và rộng rãi, chưa tính đến độ trễ trong thử nghiệm nên ảnh hưởng tới tính bảo mật cùng chất lượng đề thi.

Thứ ba, việc xây dựng ngân hàng đề thi chuẩn hóa đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia biên soạn câu hỏi thi chuyên nghiệp (cả về chuyên môn và khoa học khảo thí). Kết quả thi đặt yêu cầu xây dựng đội ngũ chuyên gia biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan, xây dựng đề, cân đề.

Thứ tư, các điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ cho kì thi ở nhiều địa phương còn hạn chế; đặc biệt phần mềm để sử dụng cho việc chấm thi có lỗi đã gây hậu quả nghiêm trọng (cần được Bộ GD&ĐT xem xét thấu đáo vấn đề này).

Thứ năm, sự phối hợp trong tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát kỳ thi thiếu chặt chẽ ở một số địa phương; Quy chế thi một số nơi thực hiện chưa nghiêm túc; việc xử lý sai phạm chưa đủ sức răn đe trước những tiêu cực gần đây. Mặt khác, cơ chế tổ chức thi và chấm thi chưa thật sự chặt chẽ nhất là khi đưa việc tổ chức thi về cho địa phương.

quoc hoi chi ro 5 nguyen nhan cua nhung han che trong ki thi thpt quoc gia 2018 Đề xuất phương án cải tiến thi THPT 2019: 'Nếu là chấm chéo cũng phải cân nhắc thận trọng'

Theo lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT, phương án cải tiến về coi thi, chấm thi THPT quốc gia các năm ...

quoc hoi chi ro 5 nguyen nhan cua nhung han che trong ki thi thpt quoc gia 2018 Có nên cân nhắc bỏ thi trắc nghiệm THPT để tránh gian lận thi cử?

Theo GS Ngô Việt Trung, Bộ GD&ĐT nên cân nhắc bỏ hình thức thi trắc nghiệm THPT quốc gia để có thể tránh gian lận ...

quoc hoi chi ro 5 nguyen nhan cua nhung han che trong ki thi thpt quoc gia 2018 Sai phạm điểm thi ở nhiều tỉnh: Có những người 'bưng cả niêu' chứ không 'gắp 1-2 miếng'

Theo TS. Quách Tuấn Ngọc, việc phát hiện nhiều vụ gian lận điểm thi ở một số tỉnh là vì có những người 'bưng cả ...

quoc hoi chi ro 5 nguyen nhan cua nhung han che trong ki thi thpt quoc gia 2018 Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình từng khẳng định kì thi không sai phạm vì 'tin tưởng anh em'

Ông Bùi Trọng Đắc - Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình đã giải thích lý do tại sao khi ông từng khẳng định điểm thi ...

quoc hoi chi ro 5 nguyen nhan cua nhung han che trong ki thi thpt quoc gia 2018 'Sai phạm điểm thi ở Hòa Bình rất nghiêm trọng, thậm chí tinh vi hơn cả Sơn La và Hà Giang'

Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), sai phạm điểm thi THPT 2018 tại Hòa Bình còn ...

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.