Việc một thí sinh bị đánh trượt ngành Sư phạm Văn ở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai dù đạt 22,5 điểm đang là chủ đề thu hút sự chú ý của dư luận những giờ qua.
TS. Lê Viết Khuyến - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Đại Đoàn Kết. |
Trao đổi với chúng tôi, TS. Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, vấn đề này cần nhìn nhận một cách hai chiều.
Ông phân tích: "Ở góc độ Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, họ cũng có hai mặt cần đề cập, nhất là tổ chức đào tạo. Việc tổ chức một lớp mà chỉ có 1 sinh viên trúng tuyển vào đó thôi là chuyện không kinh tế và không thể thực thi được. Kể cả những trường có điều kiện về kinh tế cũng không làm như vậy. Do đó, chúng ta cũng có thể hiểu được lập luận của nhà trường.
Về mặt giải pháp mà nhà trường đưa ra là nâng điểm chuẩn lên 23 điểm để đánh trượt thí sinh, tôi cho là thiếu tính nhân văn, không thể chấp nhận được. Thậm chí cần lên án. Thực tế có rất nhiều giải pháp khác nhau có thể chấp nhận được. Khả thi nhất là nhà trường nên thương lượng với em thí sinh đó.
Em này hoàn toàn đủ (hoặc thừa) điều kiện để vào học trường này năm 2018. Tuy nhiên, điều kiện của nhà trường đang như vậy không thể mở một lớp cho riêng 1 em đó được. Có thể đề xuất phương án như, nếu em thí sinh chấp nhận sang một ngành nào đó cùng khối Khoa học xã hội hợp với sở trường của em thì trường chuyển sang các ngành đó.
Còn nếu em đó vẫn một lòng muốn học ngành sư phạm Ngữ văn, nhà trường vẫn có thể báo cáo với Bộ GD&ĐT để thương lượng với một trường khác mà họ cũng có ngành Sư phạm Ngữ văn để tiếp nhận em thí sinh này đến học tại đó".
Ngoài ra, giả sử ngôi trường mà tiếp nhận em này lại ở xa nhà hoặc khoẳng cách địa lý có xa hơn so với Gia Lai thì cũng nên chấp nhận. Bởi nếu có từ 10 em trở lên thì mới có thể mở lớp được. Cho nên việc này, nhất thiết nhà trường và em thí sinh này cần phải ngồi lại với nhau và có sự thỏa thuận làm sao cho hợp tình, hợp lý để cả hai bên đều chấp nhận được.
Cũng theo vị chuyên gia giáo dục, ở một số nước tiên tiến họ có mô hình học "hệ tự học có hướng dẫn". Tức là, sinh viên không phải hàng ngày phải đến trường mà chỉ cần đến gặp thầy hướng dẫn cách học, sách để cho các em tự học. Nếu vướng mắc thì sinh viên lại đến gặp thầy cô để hướng dẫn tiếp chứ không phải mở lớp. Tuy nhiên, ở Việt Nam chúng ta chưa có mô hình đó.
Trao đổi với báo chí trước đó, ông Ngô Võ Thanh - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai cho biết, hiện tại ở ngành Sư phạm Ngữ Văn có duy nhất một thí sinh đăng ký và đây lại là nguyện vọng 1.
Theo ông Thanh, thí sinh này đạt điểm thi lên tới 22,5 điểm, nếu nhà trường đặt mức tuyển sinh ở mức 15 điểm thì chắc chắn thí sinh này đậu 100%. Tuy nhiên, ngành học này chỉ có một thí sinh theo học thì công tác tổ chức, mở lớp, bố trí giáo viên... không thể thực hiện được. Do đó, nhà trường bắt buộc phải đưa ra mức điểm chuẩn tuyển sinh là 23 điểm để “đánh trượt” thí sinh này.
Cũng theo ông Thanh, ở một số ngành khác điểm cao cũng chỉ có một vài thí sinh đăng kí nên nhà trường đã chọn điểm chuẩn cao để tạo điều kiện cho các em có thể tìm môi trường thuận lợi hơn.
Sai phạm điểm thi ở nhiều tỉnh: Có những người 'bưng cả niêu' chứ không 'gắp 1-2 miếng'
Theo TS. Quách Tuấn Ngọc, việc phát hiện nhiều vụ gian lận điểm thi ở một số tỉnh là vì có những người 'bưng cả ... |
Điểm chuẩn 2018 của ĐH Ngoại ngữ Hà Nội: Thấp nhất là 26 điểm
Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn 2018 ở các khoa, ngành đào tạo. Theo đó, điểm chuẩn dao động từ ... |
Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình từng khẳng định kì thi không sai phạm vì 'tin tưởng anh em'
Ông Bùi Trọng Đắc - Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình đã giải thích lý do tại sao khi ông từng khẳng định điểm thi ... |
Giám đốc Sở Giáo dục Hòa Bình xin lỗi phụ huynh, học sinh và thầy cô về vụ sai phạm chấm thi
Chiều 3/8, Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình đã lên tiếng xin lỗi các thầy cô, phụ huynh, học sinh về việc để xảy ra ... |
'Sai phạm điểm thi ở Hòa Bình rất nghiêm trọng, thậm chí tinh vi hơn cả Sơn La và Hà Giang'
Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT), sai phạm điểm thi THPT 2018 tại Hòa Bình còn ... |
Trước khi Bộ về chấm thẩm định, Chủ tịch tỉnh Hòa Bình nhận được đơn tố điểm thi bất thường
Ông Bùi Văn Cửu - Trưởng Ban chỉ đạo thi THPT 2018 tỉnh Hòa Bình vừa chính thức lên tiếng trước việc, một số bài ... |
Đô thị 11:40 | 11/02/2020
Kinh doanh 11:16 | 11/02/2020
Đô thị 14:33 | 09/09/2019
Thời sự 12:16 | 24/05/2019
Lối sống 06:29 | 06/05/2019
Pháp luật 21:11 | 31/03/2019
Pháp luật 07:35 | 14/02/2019
Pháp luật 04:59 | 29/01/2019