Việc Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra 3 phương án thi vào lớp 10 THPT năm 2019, trong đó có thể thi tổ hợp khiến nhiều người lo lắng phát sinh học thêm và mong sớm có đề minh họa.
Theo cô giáo V.H – giáo viên một trường THCS trên địa bàn quận Hoàng Mai cho hay, việc lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra 3 phương án tổ chức thi vào lớp 10 năm học 2019 – 2020 như vừa qua vô hình chung đặt các giáo viên và học sinh thêm lo lắng.
Thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2018 tại Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ. |
Cô H. chia sẻ: “Để đáp ứng được yêu cầu giải 2 bài thi tổ hợp trong thời gian qua định như phương án 3 của Sở đưa ra, chúng tôi đã chuẩn bị từ vài tháng trước rồi. Nhất là phải phân công chuyên môn, sắp xếp làm sao để các thầy cô giáo phát huy được hết tâm sức làm việc cho kỳ thi năm sau nếu Sở chốt phương án thi tổ hợp. Nếu sau này Sở lại quyết định chọn phương án 1 hoặc 2 thì bao công sức chuẩn bị của chúng tôi cũng hóa thành công cốc.
Hơn nữa, ở cấp THCS cũng chưa có môn nào gọi là môn tổ hợp cả mà vẫn phải dạy tách riêng từng môn một. Đến khi xây dựng kế hoạch chuyên môn cho tổ thì tất cả các môn mình đều phải coi trọng và có kế hoạch giảng dạy chuẩn bị từ trước.
Thậm chí, những giáo viên tổ trưởng thuộc các tổ như Sinh học, Vật lí, Hóa học, Lịch sử, Địa lý, Toán đều được giao từ hè phải chuẩn bị những bộ câu hỏi trắc nghiệm để đáp ứng thi tổ hợp. Giờ đây, mỗi nhóm trưởng ở mỗi môn đã phải làm việc miệt mài cả mùa hè không ăn không ngủ để có vài trăm câu trắc nghiệm rồi.
Sau khi mỗi tổ chuyên môn đã chuẩn bị sẵn sàng những bộ câu hỏi trắc nghiệm ở từng môn, hàng tháng (2 tháng 1 lần) chúng tôi sẽ cho các em học sinh làm quen với những bài tổ hợp. Dù chưa có đề mẫu của Sở nhưng cũng phải cho các em tập luyện dần với dạng thức bài như vậy”.
Được biết, dự kiến trong tháng 9/2018 sẽ là thời điểm Sở GD&ĐT Hà Nội công bố đề thi minh họa cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019 – 2020 để giáo viên và học sinh tham khảo. Nếu theo dạng thức bài thi tổ hợp này, mỗi đề bài thường sẽ có 60 câu chia đều ở 4 phân môn, mỗi phân môn sẽ là 15 câu hỏi.
“Thật ra, mỗi phương án Sở đưa ra đều có những điểm hay riêng. Nếu ở phương án 1, tức các em sẽ phải thi 3 bài thi cố định gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh; cộng với 1 bài thi thứ 4 sẽ gồm 1 trong 4 môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, GDCD thì các em sẽ chú trọng vào 3 môn cố định trên và không đáp ứng được xu hướng giáo dục toàn diện bây giờ.
Nếu không xây dựng lộ trình và có tính cố định sớm về phương án thi thì bản thân các giáo viên cũng rất lo lắng, các em học sinh cũng băn khoăn hơn nhiều. Chúng tôi cũng mong Sở sớm công bố đề thi minh họa để hướng dẫn các em cách làm bài", cô H. tâm sự thêm.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018 - 2019 tại Hà Nội diễn ra từ ngày 7 - 10/6. Ảnh tư liệu: Đình Tuệ. |
Theo thầy giáo L.C - một giáo viên bậc THCS tại huyện Thạch Thất (Hà Nội) thì cho biết: "Ở địa bàn chúng tôi có vẻ như thích hợp với phương án 1 hơn so với các phương án khác. Nếu theo phương án 3, nguy cơ phát sinh việc học thêm – dạy thêm vì phải học nhiều môn là khá cao. Khi đó, học sinh có nhu cầu thi môn nào là phải học môn đó nên chắc chắn nhà trường sẽ phải bố trí giáo viên giảng dạy. Mỗi tuần có thể tăng cường 4 buổi học thêm cho học sinh nhưng cũng chưa biết có đáp ứng được không".
Là một phụ huynh có con sẽ thi vào lớp 10 năm 2019, anh Chu Văn Sơn (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng bày tỏ lo ngại nếu thực hiện theo phương án 3.
"Nếu các cháu phải thi tổ hợp để vào lớp 10 năm tới thì áp lực học tập sẽ lớn hơn rất nhiều. Con tôi vốn phải học thêm 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh mỗi môn học xen kẽ nhau trong tuần đã thấy mệt mỏi. Giờ Sở lại có phương hướng chọn 1 trong 3 phương án thi thì tôi cho là phương án 3 quá nặng nề với các cháu. Tự dưng phải học đủ cả 9 môn thì đầu óc sẽ rất mệt mỏi, bố mẹ lo lắng hơn là con thi đại học", anh Sơn nói.
Trao đổi với chúng tôi về điều này, bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng Phòng GD&ĐT Hà Đông cho hay: “Tôi ủng hộ phương án 3. Tôi nghĩ bài thi tổ hợp chỉ có 90 phút, nếu là trắc nghiệm thì không quá áp lực. Việc này hướng đến học sinh phải học đều các môn mà không phải ôn tập quá nhiều. Với đề thi khả năng sẽ chỉ ra ở kiến thức cơ bản, mức độ bình thường để kiểm tra kiến thức học sinh.
Vấn đề chủ yếu là ở cách ra đề như thế nào sao cho phù hợp nhất. Em nào nắm chắc kiến thức cơ bản, đề ra cơ bản thì sẽ không quá khó để hoàn thành. Phòng sẽ tham mưu với Sở GD&ĐT để ra đề ở mức độ cơ bản, phù hợp với năng lực của học sinh".
Sở GD&ĐT Hà Nội lấy ý kiến về 3 phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2019 - 2020
Mới đây, Sở GD&ĐT Hà Nội đã đưa ra 3 phương án tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019 - 2020 để lấy ý ... |
Nhiều giáo viên ở huyện Thanh Oai có nguy cơ mất việc sau khi 'dành cả tuổi thanh xuân' dạy hợp đồng
Hiện tại, hàng trăm giáo viên hợp đồng ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) đang đứng trước nguy cơ bị mất việc do huyện sắp ... |
Phụ huynh cần mang theo những gì khi đi đăng ký trực tiếp cho con vào lớp 1, lớp 6 tại Hà Nội
Từ ngày 13 - 18/7, phụ huynh tại Hà Nội có thể đến trường để đăng ký hồ sơ tuyển sinh trực tiếp cho con ... |
Tháng 9/2018, Hà Nội sẽ công bố đề minh họa thi vào lớp 10 năm học 2019 - 2020
Chiều 10/7, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết tới tháng 9/2018 sẽ công bố đề thi minh họa của kỳ tuyển sinh vào lớp 10 ... |
Ngày đầu đăng ký trực tuyến vào lớp 6: Hơn 32.000 hồ sơ đăng ký thành công
Thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội cho thấy, tính đến chiều 7/7, toàn thành phố đã có hơn 32.000 hồ sơ đăng ký trực ... |
Đô thị 21:30 | 25/10/2019
Nhà đất 21:07 | 25/10/2019
Đô thị 14:33 | 25/10/2019
Đô thị 06:29 | 25/10/2019
Đô thị 17:02 | 24/10/2019
Đô thị 08:49 | 24/10/2019
Đô thị 07:35 | 24/10/2019
Đô thị 07:23 | 24/10/2019