Hà Nội thúc giục tiến độ các dự án nước sạch

Sở Xây dựng thành phố Hà Nội yêu cầu tập trung hoàn thành công tác GPMB, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư dự án nước sạch; tích cực phối hợp với các sở, ngành giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp theo thẩm quyền; kịp thời báo cáo và đề xuất hướng giải quyết đổi với những nội dung vượt thẩm quyền.

Có phương án xử lí sự cố

Để hoàn thành chỉ tiêu cung cấp nước sạch năm 2019, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội đề nghị  UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án nước sạch; đề xuất thay thế ngay các nhà đầu tư triển khai dự án không đảm bảo tiến độ, chất lượng; tiếp thu, giải quyết những kiến nghị của người dân và nhà đầu tư trên địa bàn. 

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm và lợi ích của việc sử dụng nước sạch để nhân dân hiểu và ủng hộ chủ trương sử dụng nước sạch của thành phố; nâng cao trách nhiệm của hệ thống chính trị cơ sở trong việc vận động người dân sử dụng nước sạch.

Sở Xây dựng cũng yêu cầu tập trung hoàn thành công tác GPMB, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư; tích cực phối hợp với các sở, ngành giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp theo thẩm quyền; kịp thời báo cáo và đề xuất hướng giải quyết đổi với những nội dung vượt thẩm quyền.

avatar_1572013517173

Hà Nội gặp khủng hoảng nước sạch với sự cố ô nhiễm nguồn nước sông Đà. (Ảnh: Trường Phong)

Đặc biệt, Sở Xây dựng yêu cầu các nhà đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cấp nước sạch đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, bao gồm các dự án cấp nguồn và các dự án xã hội hóa xây dựng hệ thống mạng cấp nước sạch khu vực đô thị, nông thôn đảm bảo đúng tiến độ; tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp nguồn: Dự án nhà máy nước mặt sông Đà giai đoạn II, Dự án nhà máy nước mặt sông Hồng, Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Xuân Mai, Dự án cấp nước Mê Linh, Dự án cấp nước Ba Vì...

Yêu cầu các Nhà đầu tư có văn bản báo cáo tiến độ đang triển khai thực hiện dự án và cam kết tiến độ hoàn thành dự án gửi Sở Xây dựng trước ngày 30/10/2019 để tổng hợp báo cáo UBND thành phố.

Yêu cầu các đơn vị cấp nước sạch trên địa bàn thành phố tăng cường công tác quản lý; bảo vệ nguồn nước, các công trình cấp nước, thường xuyên kiểm tra, rà soát, đầu tư nâng cấp cải tạo hệ thống mạng lưới cấp nước, sẵn sàng các phương án ứng phó, khắc phục ngay khi xảy ra sự cố, hạn chế tối đa các rủi ro về sự cố ô nhiễm nguồn nước, vỡ đường ống, gây ảnh hưởng đến việc cấp nước cho nhân dân. 

Tiếp tục nghiên cứu, lắp đặt bổ sung thiết bị nâng cấp các trạm cấp nước hiện có đảm bảo chất lượng nước theo quy định của Bộ Y tế.

Chậm tiến độ

Trao đổi tại giao ban báo chí Thành ủy mới đây, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng cho biết, hiện huyện đang phối hợp cùng với các sở, ngành chức năng của thành phố tổ chức các biện pháp chuẩn bị ứng phó với nguy cơ lũ lụt xảy ra với các xã khu vực đê hữu Bùi. 

Tuy nhiên, một trong những vấn đề đáng lo ngại là vùng ngập lụt vẫn chưa được cung cấp nước sạch để hạn chế những ảnh hưởng nếu ngập lụt xảy ra.

Theo ông Hùng, hiện nay, Chương Mỹ có khoảng 90% người dân sử dụng nước hợp vệ sinh, khoảng gần 40% nhân dân sử dụng nước sạch. Toàn huyện có 13 công trình cung cấp nước sạch thì mới chỉ sử dụng được gần một nửa.

“Một số công trình chưa có đường dẫn vào các hộ dân”, ông Hùng nói. Ông Hùng cho biết, giải pháp lâu dài của thành phố hướng đến việc năm 2020 phủ sóng 100% nước sạch đến người dân trên địa bàn là xây dựng nhà máy nước mặt sông Đà.

“Nếu công trình này xây dựng xong sớm thì sẽ cung cấp được nước sạch cho địa bàn. Dự án thuộc quản lý của thành phố chứ không phải của huyện”, ông Hùng nói.

Trong khi đó, với huyện Đan Phượng, thời gian qua, việc cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn cũng có nhiều vấn đề, đặc biệt là tranh chấp xảy ra tại khu đô thị Tân Tây Đô. Theo lãnh đạo huyện, trên địa bàn có dự án nhà máy nước mặt sông Hồng, tuy nhiên, dự án đang bị chậm tiến độ. Huyện đã rất nỗ lực giải phóng mặt bằng, nhưng còn nhiều khó khăn.

“Theo dự kiến ban đầu thì năm 2018 đưa vào vận hành, cung cấp nước. Nhưng dự án hiện vẫn đang triển khai và theo cam kết với thành phố sẽ đưa vào vận hành vào cuối 2019 đầu năm 2020”, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng thông tin.

Theo ông Hùng, để giải quyết vấn đề cấp nước sạch trong khi chờ nhà máy nước mặt sông Hồng, thành phố đã có chủ trương giao Công ty nước sạch Đan Phượng xây dựng trạm xử lí nước mặt sông Hồng đặt tại xã Hồng Hà. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đôn đốc, tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng”, ông Hùng nói thêm.

Cuối năm 2018, trong đợt giám sát của Ban Đô thị HĐND thành phố Hà Nội, đại diện Nhà máy nước mặt sông Hồng thừa nhận việc chậm tiến độ thời gian dài. Nguyên nhân được cho là do dự án lớn, đòi hỏi công nghệ cao, đòi hỏi đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn...

Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, huyện Đan Phượng là một trong những địa bàn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai hạ tầng nước sạch. Trong đó, khó khăn chủ yếu là tìm nguồn nước. Mục tiêu của thành phố là đến năm 2020 sẽ bao phủ 100% nước sạch cho cư dân trên địa bàn, trong đó phụ thuộc rất lớn vào tiến độ thực hiện dự án Nhà máy nước mặt Sông Hồng, tuy nhiên, hiện tại chưa rõ tiến độ của đơn vị này.

Tại phiên giải trình về cung cấp nước sạch trên địa bàn của HĐND thành phố Hà Nội, nhiều đại biểu tập trung nêu hiện trạng có tới hơn một nửa các dự án cấp nguồn nước chậm tiến độ, thậm chí có dự án chưa triển khai. Một số dự án dang dở, xuống cấp dù chưa hoàn thành... 

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, trong hơn 1 năm qua, thành phố đã cho triển khai 11 dự án. Hiện đã đưa nước đến các huyện Thường Tín, Thanh Oai, Hà Đông, Ứng Hòa…

Ông Dục cho biết, Công ty Cổ phần nước mặt sông Hồng cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ, từ nay đến hết quý III/2019, nếu công ty này không thực hiện thì thành phố sẽ xem xét để thay thế. Ông Dục cũng giải thích thêm, việc chậm triển khai các dự án là do vướng công tác giải phóng mặt bằng, khả năng của nhà đầu tư. 

Thành phố đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ của 11 dự án này. Qua đánh giá, tính khả thi của các qui hoạch cấp nước rất cao, song khó nhất vẫn là ở huyện Chương Mỹ, 3 xã ở huyện Sóc Sơn, Thạch Thất do dân cư thưa thớt, địa hình khó…


chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.