'Hành trình' làm sạch dầu thải ở Nhà máy nước sạch sông Đà diễn ra như thế nào?

Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam tiến hành phun khử trùng, rải chất thấm và phân hủy sinh học dầu tại khu vực nhiễm dầu thải. Giám đốc Trung tâm cho biết, bột vi sinh này không gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Khi được rải xuống, vi sinh vật trong trạng thái "ngủ", khi gặp dầu sẽ "tỉnh dậy" và "ăn dầu", sau đó phân hủy dầu thành khí cacbonic và nước mà không nhả dầu lại môi trường.

"Cuộc khủng hoảng" nước sạch sông Đà những tuần qua đã làm cuộc sống của hàng trăm nghìn người dân Thủ đô Hà Nội bị đảo lộn. Ngày 23/10, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam, về "hành trình" khắc phục sự cố.

'Hành trình' làm sạch dầu thải ở Nhà máy nước sạch sông Đà diễn ra như thế nào? - Ảnh 1.

Dầu thải nhuộm đen con suối ở xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình).

Thả vi sinh "ăn dầu" để làm sạch nguồn nước sông Đà

Ông Sơn cho biết, ngày 16/10, Nhà máy nước sạch sông Đà đã liên hệ với Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam đề nghị hỗ trợ. Ngày 17/10, Trung tâm đã cử người và đưa phương tiện xuống hiện trường để phối hợp xử lí.

'Hành trình' làm sạch dầu thải ở Nhà máy nước sạch sông Đà diễn ra như thế nào? - Ảnh 2.

Lực lượng Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam triển khai các biện pháp xử lí ô nhiễm nguồn nước sông Đà.

Theo ông Sơn, khâu vô cùng quan trọng là ngăn chặn không cho dầu tiếp tục chảy vào nhà máy nước sạch sông Đà. Để thực hiện điều này, Trung tâm đã sử dụng màng lọc chuyên dụng SOS-1. Đơn vị lắp đặt 9 tấm màng lọc dọc theo kênh lấy nước vào nhà máy, mỗi màng dài khoảng 30m, sâu từ 3-6m.

"Sông sâu đến đâu thì màng này chặn đến đó, nó sẽ lọc 100% tất cả dòng nước chảy qua. Sau khi lắp đặt các màng lọc thì coi như hoạt động ứng phó sự cố khẩn cấp đã xong" - ông Sơn cho biết.

'Hành trình' làm sạch dầu thải ở Nhà máy nước sạch sông Đà diễn ra như thế nào? - Ảnh 3.

'Hành trình' làm sạch dầu thải ở Nhà máy nước sạch sông Đà diễn ra như thế nào? - Ảnh 4.

'Hành trình' làm sạch dầu thải ở Nhà máy nước sạch sông Đà diễn ra như thế nào? - Ảnh 5.

'Hành trình' làm sạch dầu thải ở Nhà máy nước sạch sông Đà diễn ra như thế nào? - Ảnh 6.

Lắp đặt các màng ngăn dầu trên sông để không cho dầu tràn vào Nhà máy nước sạch sông Đà.

Ngoài ra, hàng chục tấm màng lọc cũng được lắp đặt ở con suối Trầm, đề phòng còn dầu phát tán ra khu vực này.

Công đoạn tiếp theo, đối với dầu thải bám vào đất đá, cỏ cây ở 2 bên bờ suối mà mắt thường nhìn thấy được, Trung tâm sẽ dùng máy móc thu gom về xử lí.

Ông Phạm Văn Sơn: Đầu nguồn nước dẫn vào các nhà máy nước sạch nên lắp đặt hệ thống màng lọc kiểu như SOS-1 để đảm bảo nguồn nước an toàn cho việc sản xuất nước sạch. Ngoài ra, các cửa cống dẫn nước vào đầm nuôi thủy sản, các khu vực có hoạt động rửa xe,... đều nên lắp đặt màng lọc này, nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường.

Nghi vấn vẫn còn dầu lắng đọng dưới đáy bùn, Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam đề nghị Nhà máy nước sạch sông Đà hút toàn bộ bùn ở khu vực đầu nguồn hồ Đầm Bài, kênh dẫn nước vào nhà máy. Số bùn hút lên được đưa đi xét nghiệm, nếu hàm lượng dầu vượt quá giới hạn sẽ giao cho đơn vị xử lí chất thải ngại, còn chưa vượt ngưỡng sẽ dùng phèn để xử lí.

Tiếp theo là công đoạn phun khử trùng, rải chất thấm và phân hủy sinh học dầu Remediator tại khu vực trên.

Ông Sơn cho biết, bột vi sinh này không gây ảnh hưởng đến nguồn nước. Khi được rải xuống, vi sinh vật trong trạng thái "ngủ", khi gặp dầu sẽ "tỉnh dậy" và "ăn dầu", sau đó phân hủy dầu thành khí cacbonic và nước mà không nhả dầu lại môi trường.

“Các vi sinh này chỉ ăn dầu, bình thường nó ngủ, khi có dầu tỉnh dậy ăn hết dầu, càng ăn càng phát triển, hết dầu nó đói thì nó chết. Bản chất bột vi sinh là xơ bông, sau khi hút và xử lí dầu sẽ tự phân hủy và mục đi thành phân bón cho đất, tốt cho đất và cây trồng” - ông Sơn nói.

'Hành trình' làm sạch dầu thải ở Nhà máy nước sạch sông Đà diễn ra như thế nào? - Ảnh 7.

Khử trùng, thả "vi sinh ăn dầu" tại khu vực bị xả dầu thải.

Sản xuất nước sạch chưa tính đến nguy cơ bị khủng bố, phá hoại?

Liên quan đến vụ ô nhiễm nguồn nước sạch sông Đà, nhiều người đánh giá, khâu kiểm soát an ninh nguồn nước của các nhà máy sản xuất nước sạch hiện nay còn khá lỏng lẻo.

Ông Sơn nhận xét, hiện nay công nghệ sản xuất nước sạch ở Việt Nam được mặc định dùng nước thô chỉ cần khử trùng, lắng cặn. Các nhà máy nước chủ yếu dùng các chất để sản xuất nước sạch gồm: phèn polime, clo.

"Họ xây dựng nhà máy sản xuất nước sạch xuất phát từ vùng có nguồn nước mặt sạch rồi. Dường như họ chưa tính đến yếu tố về an ninh nguồn nước như hoạt động khủng bố, phá hoại. Ví dụ kẻ nào đó đưa những chất độc mà người ta không thể cảm nhận thấy được bằng vị giác, thị giác vào đầu nguồn của nhà máy sản xuất nước sạch, đây là điều rất nguy hiểm" - ông Sơn cho biết.

Theo ông Sơn, vấn đề quy hoạch vùng sản xuất nước sạch đảm bảo an toàn phải do chính quyền địa phương thực hiện, chứ nhà máy sản xuất nước không thể làm được.

Ông Sơn đưa ra ví dụ, vùng sản xuất nước an toàn thì dọc 2 bên bờ sông sẽ phải cấm các hoạt động chăn nuôi, cơ sở sản xuất chế biến có liên quan đến hóa chất hay hoạt động nào có nguy cơ rủi ro về môi trường.

'Hành trình' làm sạch dầu thải ở Nhà máy nước sạch sông Đà diễn ra như thế nào? - Ảnh 8.

Dòng suối dẫn nước vào Nhà máy nước sạch sông Đà đã được lắp đặt các màng ngăn dầu.

'Hành trình' làm sạch dầu thải ở Nhà máy nước sạch sông Đà diễn ra như thế nào? - Ảnh 9.

Nhà máy nước sạch sông Đà nhìn từ trên cao.

"Tôi quan sát, trên những dòng sông cung cấp nước thô cho các nhà máy nước sạch vừa là nơi xả thải của các cơ sở sản xuất, vừa là nơi các tàu buôn bán xăng dầu hoạt động, chẳng may các tàu này chìm thì dầu sẽ tràn ra và vào các nhà máy nước. Dòng sông mà giao cho nó nhiều việc như thế thì nguồn nước sẽ không đảm bảo" - ông Sơn nói thêm.

Ngày 18/10/2019, Công an tỉnh Hòa Bình đã tạm giữ hình sự 2 đối tượng Nguyễn Chương Đại (SN 1994, trú tại tỉnh Bắc Ninh) và Hoàng Văn Thám (SN 1986, trú tỉnh Lạng Sơn), thủ phạm đổ dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước sông Đà, đồng thời tạm giữ 2 xe ô tô liên quan vụ án.

Trưa ngày 20/10/2019, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với phòng PC02, Công an huyện Thuận Thành (Công an tỉnh Bắc Ninh) vận động Lý Đình Vũ (SN 1982, trú tại Bắc Ninh) ra đầu thú tại Công an tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 23/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 2 tháng đối với 3 đối tượng trên để điều tra về tội "Gây ô nhiễm môi trường", theo quy định tại Khoản 2 Điều 235 Bộ Luật hình sự năm 2015.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.