Người dân cạnh công ty có dầu thải đổ xuống sông Đà chìm trong khói ô nhiễm

Công ty gốm sứ Thanh Hà (Phú Thọ) mỗi năm cho ra 15m3 chất dầu thải nguy hại. Nhưng ngoài dầu thải, khí thải nhà máy xả ra môi trường khiến cuộc sống của người dân xã Phong Châu bị đảo lộn vì ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, mùi khét.
tp_ct_sdlh

Ngoài dầu thải, Cty gốm sứ Thành Hà còn xả ra môi trường khói bụi có mùi khét.

Đến khu vực Công ty Thanh Hà vào chiều 23/10, bà Lê Thanh Hải (tổ 2A, phố Phú Hà, Phong Châu) cho biết: Bao nhiêu năm công ty hoạt động là bấy nhiêu năm gia đình phải sống trong cảnh ô nhiễm khói bụi, mùi khét.

Người dân cạnh công ty có dầu thải đổ xuống sông Đà chìm trong khói ô nhiễm - Ảnh 2.

Khí thải Cty xả ra môi trường ngày 11/10 vừa qua.

Trước vùng cây cối xanh tốt, khí hậu trong lành. Còn nhiều năm trở lại đây, cây cối bị chết, khô héo. Hàng ngày, mùi khét lẹt giống mùi túi nilon, săm lốp cao su đốt khiến mọi người tức ngực, khó thở vô cùng. Nhiều lần gia đình bà Hải và đông đảo người dân khu phố gửi kiến nghị đến chính quyền các cấp, nhưng vô vọng.

Người dân cạnh công ty có dầu thải đổ xuống sông Đà chìm trong khói ô nhiễm - Ảnh 3.

Người dân TX. Phú Thọ bức xúc trước việc Cty liên tục xả khí thải có mùi khét, hắc ra môi trường.

“Toàn bộ cuộc sống đảo lộn, khốn đốn vì ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, từ nhiều năm nay, tôi bị bệnh về hô hấp, viêm phế quản mãn tính. Để bảo vệ sức khỏe, những lúc nhà máy đốt là cả nhà phải cửa đóng then cài, nhiều hôm phải di chuyển đi ra siêu thị, đến nhà người thân quen”, bà Hải nói.

Ông Nguyễn Đình Tuấn (phố Phú Hà, Phong Châu) cho biết thêm: Nhiều năm nay, người dân sống trong cảnh ô nhiễm môi trường do Cty Thanh Hà gây ra. 

“Người dân chúng tôi khổ quá! Ngày nào cũng đốt khói đen xì, những cặn của khói đôi khi còn bám nhà đen kịt lại. Quần áo phơi đen sì, có mùi khét. Trong quá trình sản xuất Cty đều đốt nhưng người dân chúng tối không biết họ đốt những gì, chỉ biết mỗi lần đều có khói đen bay lên cùng với mùi khét bốc ra”, ông Tuấn bức xúc.

Đã kiến nghị di dời nhà máy

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong về việc Cty Thanh Hà hoạt động gây ô nhiễm môi trường, lãnh đạo TX. Phú Thọ cho biết: Trước đây, Cty lắp hệ thống sản xuất nhiên liệu từ săm lốp cao su, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Từ năm 2017 trở lại đây, khi tỉnh bắt công ty ngừng dây chuyền này lại nên vấn đề ô nhiễm cũng được cải thiện nhiều. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm chưa được khắc phục.

Theo vị này, trước thực trạng người dân kiến nghị, tỉnh Phú Thọ đã có chủ trương và phương án di rời nhà máy gốm sứ Thanh Hà từ phường Phong Châu về hẳn công ty cổ phần gốm sứ CTH tại phường Thanh Vinh từ năm 2007. Đến nay, vướng nhiều khó khăn nên việc di rời cũng chưa được thực hiện.

Người dân cạnh công ty có dầu thải đổ xuống sông Đà chìm trong khói ô nhiễm - Ảnh 4.

Cty gốm sứ Thanh Hà.

“Về việc kiểm tra ô nhiễm môi trường của Công ty do Sở TN&MT thực hiện. Ở thẩm quyền của thị xã, chúng tôi nhận được phản ánh của quần chúng nhân dân, cũng sẽ có báo cáo lên cấp thẩm quyên cao hơn để có biện pháp xử lý”, lãnh đão TX. Phú Thọ nói.

Cty CP gốm sứ Thanh Hà mỗi năm thải ra 15m3 chất dầu thải nguy hại. Nhưng ngoài gần 9.000 kg dầu thải mà 3 nghi phạm đổ vào nguồn nước sạch Nhà máy sông Đà, số dầu thải còn lại được xử lý thế nào vẫn đang là một ẩn số khi Cty này đang có dấu hiệu gian dối với cơ quan chức năng.

Về thông tin từ đầu năm 2019 đến nay, Cty Thanh Hà đã chuyển giao cho Cty cổ phần môi trường công nghệ cao Hòa Bình 190 kg chất thải nguy hại để xử lý, lãnh đạo Cty cổ phần môi trường công nghệ cao Hòa Bình cho biết, năm 2019 Cty chỉ tiếp nhận 13 kg giẻ dính dầu. Việc Cty Thanh Hà khai báo Cty công nghệ cao Bình tiếp nhận 190 kg chất thải nguy hại của CTH là không đúng.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.