Trẻ vào lớp 1 ở Thanh Hóa phải đóng 1,3 triệu đồng mua bàn ghế, Bộ GD&ĐT nói gì?

Lãnh đạo Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD&ĐT) đã lên tiếng trước thông tin, phụ huynh Trường Tiểu học Đông Vệ 2 ở TP Thanh Hóa bị yêu cầu đóng 1,3 triệu đồng mua bàn ghế.
tre vao lop 1 o thanh hoa phai dong 13 trieu dong mua ban ghe bo gddt noi gi Khan hiếm sách giáo khoa ở nhiều tỉnh, NXB Giáo dục lý giải vì học sinh tăng đột biến
tre vao lop 1 o thanh hoa phai dong 13 trieu dong mua ban ghe bo gddt noi gi Gần năm học mới, cha mẹ cảnh giác với chiêu trò của những người bán sách giáo khoa dạo
tre vao lop 1 o thanh hoa phai dong 13 trieu dong mua ban ghe bo gddt noi gi Những trang sách cũ 'vang bóng một thời' của thế hệ 8X, 9X 'đời đầu'
tre vao lop 1 o thanh hoa phai dong 13 trieu dong mua ban ghe bo gddt noi gi Phụ huynh tố sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 nhiều lỗi

Mới đây, dư luận xôn xao trước thông tin có phụ huynh Trường tiểu học Đông Vệ 2 (TP Thanh Hóa) phản ánh: Mỗi năm lớp 1 cần mua bàn ghế cho 45 cháu, 1 bảng từ, máy chiếu, bàn ghế giáo viên, tổng giá trị khoảng 55 triệu đồng và chia đều cho mỗi phụ huynh, mỗi người đóng 1,3 triệu đồng khiến nhiều người quan tâm.

Ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD&ĐT) đã lên tiếng trước vấn đề này.

Ông Trần Tú Khánh cho biết: "Lạm thu trong trường học mỗi dịp đầu năm học mới là vấn đề không phải mới, năm nào cũng ta cũng bàn đến chuyện lạm thu. Mặc dù các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng đã vào cuộc và có nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra và xử lý kỉ luật, có hình thức kỉ luật rất thích đáng.

Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, thì việc huy động các nguồn lực xã hội một cách tự nguyện để đầu tư nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục là chính đáng và hết sức cần thiết.

tre vao lop 1 o thanh hoa phai dong 13 trieu dong mua ban ghe bo gddt noi gi
Ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Công an nhân dân.

Đặc biệt, trong xu thế hội nhập và bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra. Tuy nhiên, có vẻ như chúng ta đang gặp phải vấn đề khá nghiêm trọng. Đó là chưa hiểu đúng và làm đúng pháp luật về xã hội hóa trong giáo dục. Không hiểu đúng dẫn tới cách thức triển khai không phù hợp khi kêu gọi xã hội hóa, tài trợ với cơ sở giáo dục.

Đây là lý do dẫn tới tình trạng một số nơi, một số địa phương, đặc biệt người đứng đầu các cơ sở giáo dục đã thực hiện chưa đúng quy định, dẫn đến tình trạng lợi dụng hội phụ huynh học sinh, tình trạng áp đặt, cào bằng để thu tiền như ở Hải Phòng, Thanh Hóa...".

Ông Khánh cũng cho biết, Bộ GD&ĐT năm nào cũng chủ động ban hành rất sớm các văn bản để hạn chế lạm thu. Từ thời điểm tháng 3/2018, Bộ đã có văn bản số 1029 gửi các địa phương hướng dẫn, chấn chỉnh lạm thu.

Trong đó nêu các vấn đề cụ thể, yêu cầu các cơ quan quản lý từ địa phương, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, đặc biệt đối với người đứng đầu các cơ sở giáo dục để chấn chỉnh tình trạng này. Tuy nhiên, vừa rồi, vẫn tái diễn tình trạng lạm thu ở đây đó trên nhiều địa phương.

"Từ câu chuyện kêu gọi sửa chữa cơ sở, nhưng làm không đúng, triển khai xin phép như Hải Phòng, cho thấy tư duy, cách thức thu và quản lý tài chính huy động từ nguồn xã hội hóa vẫn trong tình trạng nhà trường áp đặt, cào bằng với phụ huynh, các nhà tài trợ.

Thực tế là có nhiều phụ huynh có điều kiện kinh tế tốt và thực sự muốn cùng nhà trường nâng cao chất lượng dạy - học cho các con. Nhưng, bên có vẫn còn rất nhiều những nhiều phụ huynh khó khăn về kinh tế. Huy động xã hội hóa kiểu cào bằng sẽ gây ra bức xúc cho người nộp, dù tinh thần thu là tự nguyện", ông Trần Tú Khánh nói.

tre vao lop 1 o thanh hoa phai dong 13 trieu dong mua ban ghe bo gddt noi gi
Lạm thu là câu chuyện được rất nhiều sự quan tâm của người dân mỗi khi bắt đầu năm học mới. Ảnh: Đình Tuệ.

Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Văn bản 1029 Bộ GD&ĐT gửi tất cả các địa phương, trong đó có nhiều nội dung.

Thứ nhất là ổn định giá cả thị trường đối với ngành GD&ĐT, như giá sách giáo khoa, thiết bị trường học; bên cạnh đó tăng học phí cũng là vấn đề cần xem xét, cân nhắc, ban hành mức học phí đầu năm học phù hợp.

Đặc biệt trong đó có nội dung chấn chỉnh tình trạng lạm thu, yêu cầu các địa phương triển khai đồng bộ, từ kế hoạch năm học, kế hoạch kêu gọi, tài trợ, xã hội hóa, rồi tất cả các vấn đề liên quan đến thu chi năm học để quán triệt trước và đầu năm học.

Văn bản này đã gửi đến các địa phương và nhiều địa phương đã triển khai, có văn bản chỉ đạo đến các cơ sở giáo dục, các cấp quản lý, huyện, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các sở ban ngành liên quan.

Bộ cũng đã có hướng dẫn công tác thanh kiểm tra với việc triển khai các kế hoạch đào tạo trong năm; đặc biệt thanh kiểm tra với lạm thu, giao cho các Sở GD&ĐT phải triển khai để phát hiện kịp thời những hiện tượng lợi dụng hội cha mẹ học sinh, lợi dụng xã hội hóa hoặc lợi dụng thông tư 29 để triển khai thu áp đặt, cào bằng, dẫn đến bất bình trong phụ huynh học sinh và người dân cả nước.

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến sửa đổi Điều lệ cha mẹ học sinh

"Năm học 2017 - 2018, Bộ GD&ĐT đã chủ động chỉ đạo các vụ cục chức năng liên quan rà soát để sửa đổi 2 thông tư, đặc biệt là thông tư 55 để tránh tình trạng các cơ sở giáo dục, địa phương mượn danh nghĩa Hội cha mẹ học sinh để thu các khoản thu không đúng quy định. Thông tư 55 quy định rõ những gì Hội cha mẹ học sinh được làm, những gì không được làm.

Chẳng hạn, Hội cha mẹ học sinh chỉ thu những khoản thu để phục vụ cho hoạt động chứ không thu các khoản quyên góp, tài trợ các việc để chi các chi phí quản lý, xây dựng cơ sở vật chất trong trường học. Điều này, trong Hội cha mẹ học sinh nhiều người cũng chưa nắm được, hoặc hiểu chưa rõ về trách nhiệm quyền hạn của mình mặc dù qua truyền thông đã thông tin rộng rãi. Hiện nay, Bộ đang lấy ý kiến rộng rãi để bổ sung, sửa đổi thông tư 55.

Bên cạnh thông tư 55, thông tư 29 để giải quyết những vấn đề kêu gọi, cho biếu, tặng, tài trợ... Bộ GD&ĐT cũng đang tiến hành sửa đổi, đã lấy ý kiến của địa phương, Sở GD&ĐT và đặc biệt ý kiến các chuyên gia để sửa đổi nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục huy động một cách thuận lợi nguồn lực từ bên ngoài để nâng cao để nâng cao chất lượng, đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất trong giai đoạn hiện nay", ông Khánh khẳng định thêm.

tre vao lop 1 o thanh hoa phai dong 13 trieu dong mua ban ghe bo gddt noi gi Có nên cân nhắc bỏ thi trắc nghiệm THPT để tránh gian lận thi cử?

Theo GS Ngô Việt Trung, Bộ GD&ĐT nên cân nhắc bỏ hình thức thi trắc nghiệm THPT quốc gia để có thể tránh gian lận ...

tre vao lop 1 o thanh hoa phai dong 13 trieu dong mua ban ghe bo gddt noi gi Sai phạm điểm thi ở nhiều tỉnh: Có những người 'bưng cả niêu' chứ không 'gắp 1-2 miếng'

Theo TS. Quách Tuấn Ngọc, việc phát hiện nhiều vụ gian lận điểm thi ở một số tỉnh là vì có những người 'bưng cả ...

tre vao lop 1 o thanh hoa phai dong 13 trieu dong mua ban ghe bo gddt noi gi Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình từng khẳng định kì thi không sai phạm vì 'tin tưởng anh em'

Ông Bùi Trọng Đắc - Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình đã giải thích lý do tại sao khi ông từng khẳng định điểm thi ...

tre vao lop 1 o thanh hoa phai dong 13 trieu dong mua ban ghe bo gddt noi gi Giám đốc Sở Giáo dục Hòa Bình xin lỗi phụ huynh, học sinh và thầy cô về vụ sai phạm chấm thi

Chiều 3/8, Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình đã lên tiếng xin lỗi các thầy cô, phụ huynh, học sinh về việc để xảy ra ...

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.