Bộ Giáo dục đang làm gì để ngăn chặn việc 'nở rộ' các khoản thu đầu năm học mới?

Một trong các nỗi lo lắng của phụ huynh khi vào đầu năm học là vấn đề lạm thu. Có trường sẽ 'vẽ' ra các khoản thu ngoài học phí thì phải ngăn chặn và xử lý ra sao?
bo giao duc dang lam gi de ngan chan viec no ro cac khoan thu dau nam hoc moi Phương án thi vào lớp 10 ở Hà Nội: Thi tổ hợp rất nhẹ nhàng, giảm áp lực cho học sinh?
bo giao duc dang lam gi de ngan chan viec no ro cac khoan thu dau nam hoc moi Hà Nội yêu cầu các trường cho học sinh nghỉ học nếu bão số 4 gây diễn biến nguy hiểm
bo giao duc dang lam gi de ngan chan viec no ro cac khoan thu dau nam hoc moi Hà Nội công bố 31 đường dây nóng để phụ huynh phản ánh tình trạng lạm thu
bo giao duc dang lam gi de ngan chan viec no ro cac khoan thu dau nam hoc moi 3 phương án thi vào lớp 10 năm 2019 ở Hà Nội: Lo phát sinh học thêm, mong sớm có đề minh họa

Một trong các nỗi lo lắng của phụ huynh khi vào đầu năm học là vấn đề lạm thu. Có trường sẽ 'vẽ' ra các khoản thu ngoài học phí thì phải ngăn chặn và xử lý ra sao? Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã chính thức lên tiếng về vấn đề này.

bo giao duc dang lam gi de ngan chan viec no ro cac khoan thu dau nam hoc moi
Ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD&ĐT. Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ GD&ĐT khẳng định: Hiện nay theo Nghị quyết của Chính phủ đã trình sửa đổi Nghị định 86, năm học 2018 - 2019 sẽ miễn học phí cho trẻ em 5 tuổi các vùng đặc biệt khó khăn, các vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Lộ trình tiếp theo, trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, Bộ cũng đề xuất với Chính phủ, Quốc hội có lộ trình miễn với cấp học 9 năm.

"Để hạn chế 'nở rộ' các khoản thu đầu năm, Bộ hàng năm đều cố gắng rà soát các văn bản pháp quy để hạn chế tối đa, đồng thời gắn kết với các kế hoạch thanh kiểm tra và chỉ đạo các địa phương rà soát phát hiện và xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần kêu gọi Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh cả nước, cũng hiểu đúng về huy động các nguồn thu từ xã hội.

Bên cạnh các khoản thu kêu gọi xã hội hóa và tài trợ, nhà trường cũng rất cần sự ủng hộ của hội phụ huynh học sinh tùy mức độ khả năng của từng ra đình. Nhưng tuyệt đối cấm các khoản thu áp đặt, cào bằng. Đặc biệt, nhà trường phải công khai minh bạch với các khoản thu này.

Đây có thể coi như một khoản ngân sách, cần thực hiện đúng theo các quy định của luật, như xây dựng, đấu thầu, mua sắm... Hy vọng với sự vào cuộc của cả xã hội, việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu và việc thu lợi dụng hội cha mẹ phụ huynh học sinh sẽ được chấn chỉnh trong năm học mới, từ đó tạo ra môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh hơn", ông Khánh nói.

Cũng theo đại diện Vụ Kế hoạch tài chính, theo phân cấp quản lý, đúng là người đứng đầu cơ sở giáo dục địa phương, đặc biệt là Sở GD&ĐT phải gánh một phần trách nhiệm nếu xảy ra lạm thu. Tuy nhiên, năm học 2017 - 2018, Bộ cũng cùng với các địa phương và cơ quan thanh kiểm tra, xử lý quyết liệt; đã có những trường hợp đau lòng như kỉ luật và khởi tố người đứng đầu nhà trường.

bo giao duc dang lam gi de ngan chan viec no ro cac khoan thu dau nam hoc moi
Câu chuyện lạm thu đầu năm học là nỗi lo của rất nhiều phụ huynh học sinh. Ảnh: Đình Tuệ.

"Ở đây, trách nhiệm lớn nhất là của người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra lạm thu. Còn liên quan đến Ban đại diện cha mẹ học sinh thì trong Thông tư 55 đã nói rất rõ: Ban đại diện cha mẹ học sinh có quyền từ chối những gợi ý, kêu gọi các khoản đóng góp không phù hợp. Nếu nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh hiểu, nắm rõ quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của mình để thực hiện đúng và có sự chia sẻ với những phụ huynh khác thì sẽ không để xảy ra tình trạng lạm thu được.

Hiện trong điều kiện nguồn lực nhà nước cho giáo dục còn hạn hẹp, nếu không có các nguồn tài chính từ cho, biếu, tặng đặc biệt nguồn xã hội hóa để cùng gánh vác với ngành Giáo dục thì sẽ rất khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giáp dục. Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn các khoản xã hội hóa, nguồn cho biếu tặng gửi các cơ sở giáo dục để triển khai thực hiện đúng, hiệu quả", ông Trần Tú Khánh nhấn mạnh thêm.

Phân cấp trong quản lý nhà nước về tài chính của các trường

Về phân cấp tài chính trong ngành Giáo dục, ông Trần Tú Khánh cho hay: Theo Luật Ngân sách và đặc biệt theo Nghị định 115 về phân cấp quản lý. Đối với cấp Bộ thì quản lý các trường đại học trực thuộc; còn phân cấp cho địa phương, UBND tỉnh quản lý từ cấp cao đẳng, trung cấp và phổ thông trở xuống.

Theo quy định ngân sách, hàng năm, các đơn vị xây dựng kế hoạch và tổng hợp lên cơ quan cấp trên, Sở Tài chính sẽ là đơn vị tổng hợp các nhu cầu về tài chính, trình HĐND, UBND tỉnh để cân đối, sau đó gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Quốc hội để xem xét, cân đối và phân bổ.

Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, ngân sách đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn chế, trong khi nhu cầu thực tế thì rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh đang diễn ra nhiều đổi mới giáo dục theo nội dung chương trình GDPT - SGK mới.

Trong khi đó, điều kiện cơ sở vật chất thì hiện nay đang còn thiếu thốn, xuống cấp. Nhiều địa phương đặc biệt khó khăn về cơ sở vật chất trường học do bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt. Tình trạng lớp học xuống cấp, phòng học còn tranh tre lứa lá đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng dạy - học của thầy trò, thậm chí còn đe dọa tính mạng của các cháu học sinh.

Ở những thành phố lớn, áp lực dân số quá đông khiến cho một lớp học sĩ số lên tới 69 - 70 học sinh một lớp. Để đảm bảo công bằng về đầu tư cơ sở vật chất giữa các vùng miền, cần cân đối về tài chính giáo dục.

"Trong phân cấp tài chính có Quyết định 46 của Thủ tướng Chính phủ, quy định rõ trong việc ưu tiên cân đối ngân sách cho giáo dục, phân bổ lương và các khoản theo lương phải đạt khoảng 82%, còn các khoản chuyên môn, nghiệp vụ và các khoản chi hành chính khoảng 18%.

Đối với giáo dục, Quốc hội có Nghị quyết 37 về việc chi cho ngân sách giáo dục hàng năm không thấp hơn 20% tổng chi của cả nước. Đây cũng là sự quan tâm của Đảng nhà nước đối với giáo dục. Hiện nay, theo phân cấp của nhà nước, nguồn lực đầu tư cho GDPT do địa phương quản lý, Bộ GD&ĐT hiện nay có 75 đơn vị trực thuộc và chỉ quản lý bình quân khoảng 3% trong số 20% ngân sách dành cho giáo dục.

Tỉ lệ 20% ngân sách nhà nước là con số không hề nhỏ, nhưng so với nhu cầu thực tế thì nguồn lực này vẫn đang còn hạn chế. Do đó, việc phân bổ ngân sách, đặc biệt cân đối, huy động các nguồn lực vào cuộc để nâng cao điều kiện cơ sở vật chất trường lớp học là hết sức rất cần thiết", Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính chia sẻ thêm.

bo giao duc dang lam gi de ngan chan viec no ro cac khoan thu dau nam hoc moi Thứ trưởng Bộ Giáo dục nói về vi phạm của Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Định ở kì thi THPT 2017

Tại kì thi THPT quốc gia năm 2017, Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Định đã được lãnh đạo Bộ GD&ĐT nhắc nhở về một số ...

bo giao duc dang lam gi de ngan chan viec no ro cac khoan thu dau nam hoc moi Thủ tướng phê bình địa phương xảy ra sai phạm thi THPT quốc gia

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ sau khi xem xét báo cáo của UBND ...

bo giao duc dang lam gi de ngan chan viec no ro cac khoan thu dau nam hoc moi Phương án thi vào lớp 10 ở Hà Nội: Thi tổ hợp rất nhẹ nhàng, giảm áp lực cho học sinh?

Theo thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, dù là phương án thi vào lớp 10 như thế nào thì Sở GD&ĐT Hà Nội cũng nên chốt ...

bo giao duc dang lam gi de ngan chan viec no ro cac khoan thu dau nam hoc moi Hà Nội công bố 31 đường dây nóng để phụ huynh phản ánh tình trạng lạm thu

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố 31 số điện thoại đường dây nóng để phụ huynh trên địa bàn phản ánh nếu phát hiện ...

bo giao duc dang lam gi de ngan chan viec no ro cac khoan thu dau nam hoc moi 3 phương án thi vào lớp 10 năm 2019 ở Hà Nội: Lo phát sinh học thêm, mong sớm có đề minh họa

Việc Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra 3 phương án thi vào lớp 10 THPT năm 2019, trong đó có thể thi tổ hợp khiến ...

chọn
Chiến lược M&A của Gamuda Land: Đang tích cực tìm quỹ đất mới, pháp lý chưa sạch vẫn có thể M&A
Tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” diễn ra ngày 8/11, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp BĐS lớn đã chia sẻ liên quan đến hoạt động M&A.