Bộ GD&ĐT lý giải việc ra Thông tư 16 nhằm siết chặt việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT vừa đưa ra lý giải việc ban hành Thông tư 16 thay thế Thông tư 29 nhằm siết chặt tài trợ cho các cơ sở giáo dục, tránh lạm thu đầu năm.
bo gddt ly giai viec ra thong tu 16 nham siet chat viec tai tro cho cac co so giao duc Học sinh quá đông, Phòng Giáo dục Hoàng Mai muốn xây mới nhiều trường công, nâng tầng trường cũ
bo gddt ly giai viec ra thong tu 16 nham siet chat viec tai tro cho cac co so giao duc Đề xuất thay đổi điều kiện xét đặc cách với thí sinh bị tai nạn giao thông, đau ốm
bo gddt ly giai viec ra thong tu 16 nham siet chat viec tai tro cho cac co so giao duc Có nên tách mỗi môn thi ở bài thi tổ hợp thành từng phiếu trả lời trắc nghiệm khác nhau?
bo gddt ly giai viec ra thong tu 16 nham siet chat viec tai tro cho cac co so giao duc Đề xuất phương án cải tiến thi THPT 2019: 'Nếu là chấm chéo cũng phải cân nhắc thận trọng'

Thời gian qua, nhiều vụ việc liên quan đến lạm thu, thu chi, vận động các khoản tài trợ đầu năm tại một số địa phương đã bị thực hiện sai quy định gây bức xúc dư luận. Ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết, để nhằm chấn chỉnh lại hiện tượng này, Bộ đã ban hành Thông tư số 16/2018.

bo gddt ly giai viec ra thong tu 16 nham siet chat viec tai tro cho cac co so giao duc
Ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ GD&ĐT. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng.

Lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính dẫn báo cáo của Ngân hàng thế giới cho biết: Lĩnh vực giáo dục, đào tạo được ưu tiên đầu tư nguồn lực đáng kể từ ngân sách nhà nước (NSNN). Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP.

Đây là tỷ lệ cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (Campuchia 9,3%, Thái Lan 19,3%, Malaysia cao hơn 21,5%) kể cả các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam rất nhiều (EU 11,3%). Điều này cho thấy sự quan tâm dành cho giáo dục của Chính phủ.

Tuy nhiên trong số 20% này, tỷ lệ chi thường xuyên chiếm trên dưới 82% tổng chi NSNN cho giáo dục, đào tạo. Trong chi thường xuyên, chi cho con người chiếm 80% tổng chi. 20% còn lại chi cho hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng giáo trình. Chi đầu tư xây dựng cơ bản còn thấp so với nhu cầu nâng cao cơ sở trường học, mua sắm thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm...

Trong khi đó, mức học phí trường công lập hiện nay thấp hơn rất nhiều so với các trường tư thục. Theo đó, đối với bậc học nhà trẻ, mẫu giáo, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT, học sinh của các cơ sở giáo dục trên địa bàn các phường, thị trấn có mức học phí 155.000 đồng/tháng/học sinh; trên địa bàn các xã (trừ các xã miền núi) có mức học phí 75.000 đồng/tháng/học sinh; trên địa bàn các xã miền núi có mức học phí 19.000 đồng/tháng/học sinh.

Đây là học phí đã điều chỉnh tăng mới đây của TP Hà Nội. Do đó, nếu chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu học phí thì sẽ không đảm bảo đủ chi đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ đảm bảo chất lượng giáo dục trong bối cảnh của cuộc Cách mạng 4.0 và yêu cầu đòi hỏi về chất lượng dịch vụ giáo dục, điều kiện học tập ngày càng cao của xã hội.

"Dù chưa có thống kê đầy đủ, toàn diện về hiệu quả của nguồn vốn đầu tư từ nguồn xã hội hóa cho các cơ sở giáo dục công lập, song thực tế cho thấy, sự đóng góp của nhiều phụ huynh cho nhà trường là điều không thể phủ nhận.

Trong bối cảnh nhu cầu dịch vụ giáo dục, đào tạo của xã hội ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng đòi hỏi NSNN không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học... Cho nên rất cần chung tay góp sức của cả xã hội tham gia đóng góp tài trợ cho cơ sở giáo dục nhằm giảm gánh nặng cho NSNN, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học.

Để đưa hoạt động đầu tư xã hội hóa cho các cơ sở giáo dục công lập vào nề nếp, tạo hành lang pháp lý quản lý, khuyến khích hoạt động đầu tư, năm 2012, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/6/2012 quy định về tài trợ cho các sơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Sau 5 năm thực hiện Thông tư số 29 đã đạt được một số kết quả nhất định, trong đó nguồn kinh phí tài trợ đã đóng góp một phần quan trọng trong tổng nguồn thu của cơ sở giáo dục để hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy – học trong điều kiện NSNN còn khó khăn", ông Khánh nói.

Tuy nhiên, ông Khánh cho rằng, trong quá trình thực hiện Thông tư 29 đã bộc lộ một số tồn tại hạn chế như còn quy định chung chung mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể, dẫn đến khó triển khai. Phía các cơ sở giáo dục chưa có kế hoạch vận động tài trợ, xây dựng quy trình tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài trợ một cách công khai minh bạch.

Việc tài trợ cho các cơ sở giáo dục này cũng chưa có cơ chế kiểm soát của các bên liên quan, chưa gắn trách nhiệm của thủ trưởng cơ sở giáo dục trong việc vận động, tiếp nhận và quản lý sử dụng nguồn tài trợ, dẫn đến một số đơn vị còn tình trạng lạm dụng hoạt động tài trợ để thu tiền của phụ huynh dưới dạng áp đặt, cào bằng, không công khai minh bạch gây nên bức xúc trong dư luận xã hội.

"Vì vậy, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT thay thế Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT để khắc phục những bất cập trên để hoạt động tài trợ đảm bảo đúng mục tiêu, ý nghĩa và việc quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài trợ", ông Trần Tú Khánh nhấn mạnh.

bo gddt ly giai viec ra thong tu 16 nham siet chat viec tai tro cho cac co so giao duc Học sinh quá đông, Phòng Giáo dục Hoàng Mai muốn xây mới nhiều trường công, nâng tầng trường cũ

Trước thực trạng học sinh ở nhiều trường tiểu học phải học luân phiên do thiếu phòng học, nhiều ý kiến cho rằng trường cần ...

bo gddt ly giai viec ra thong tu 16 nham siet chat viec tai tro cho cac co so giao duc Đề xuất thay đổi điều kiện xét đặc cách với thí sinh bị tai nạn giao thông, đau ốm

Theo đại diện Sở GD&ĐT Đà Nẵng, Bộ nên cân nhắc thay đổi điều kiện xét đặc cách với các thí sinh chẳng may bị ...

bo gddt ly giai viec ra thong tu 16 nham siet chat viec tai tro cho cac co so giao duc Có nên tách mỗi môn thi ở bài thi tổ hợp thành từng phiếu trả lời trắc nghiệm khác nhau?

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Quảng Nam đề xuất nên tách mỗi môn thi trong bài thi tổ hợp thi THPT quốc gia thành từng phiếu ...

bo gddt ly giai viec ra thong tu 16 nham siet chat viec tai tro cho cac co so giao duc Đề xuất phương án cải tiến thi THPT 2019: 'Nếu là chấm chéo cũng phải cân nhắc thận trọng'

Theo lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT, phương án cải tiến về coi thi, chấm thi THPT quốc gia các năm ...

bo gddt ly giai viec ra thong tu 16 nham siet chat viec tai tro cho cac co so giao duc Bộ GD&ĐT đang làm gì để tránh độc quyền in và bán sách giáo khoa?

Lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học - Bộ GD&ĐT đã chia sẻ một số ý kiến về chống độc quyền in và bán sách ...

bo gddt ly giai viec ra thong tu 16 nham siet chat viec tai tro cho cac co so giao duc Bộ Giáo dục kiểm tra ở tỉnh 100% trường tiểu học dạy Tiếng Việt theo sách GS Hồ Ngọc Đại

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã có chuyến công tác tại Hà Nam và có một số ý kiến về việc triển khai dạy chương trình ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.