Mới đây, ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) đã có những trao đổi với báo chí xung quanh câu chuyện chống độc quyền in và bán sách giáo khoa (SGK) vốn được dư luận rất quan tâm thời gian gần đây.
Ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Đình Tuệ. |
Trả lời câu hỏi, sắp tới khi thực hiện một chương trình nhiều SGK, Bộ GD&ĐT sẽ có những quy định hoặc tham mưu để có những quy định ra sao để đảm bảo việc có nhiều bộ hoặc nhiều cuốn SGK trên thị trường tồn tại và cạnh tranh một cách lành mạnh? Ông Thành cho hay:
Thực hiện vai trò quản lí nhà nước về SGK phổ thông, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK. Căn cứ Thông tư này, các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện có quyền bình đẳng và cạnh tranh một cách lành mạnh trong việc biên soạn, đề nghị thẩm định sách giáo khoa.
Nếu được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đánh giá "Đạt" sẽ được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định phê duyệt, cho phép sử dụng. Bộ đang xây dựng Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông bảo đảm công bằng, minh bạch, tất cả vì quyền lợi của học sinh.
Về câu hỏi, cơ chế chọn SGK ra sao để đảm bảo mỗi cuốn sách được chọn thực sự vì người học chứ không bị ảnh hưởng bởi lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm, ông Nguyễn Xuân Thành cho hay:
Bộ GD&ĐT đang xây dựng Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng giao quyền lựa chọn cho cơ sở giáo dục phổ thông theo nguyện vọng của học sinh, phụ huynh; quy định cụ thể trách nhiệm của sở GD&ĐT, phòng giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông trong việc quản lí việc lựa chọn, sử dụng SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông; có chế tài xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền lựa chọn của học sinh, cha mẹ học sinh. Làm tốt được việc này sẽ bảo đảm các SGK có chất lượng tốt sẽ được đông đảo học sinh lựa chọn.
Một điều đặt ra là dư luận lo ngại, khi Bộ GD&ĐT vẫn chủ trì việc biên soạn SGK dẫn tới các tỉnh sẽ chọn bộ SGK của Bộ để đảm bảo "an toàn" và để "đẹp lòng" Bộ. Vậy chủ trương của Bộ khi chủ trì biên soạn SGK ra sao?
Ông Thành cho biết, Nghị quyết 88/2014/QH13 quy định: "Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ sách này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn"; "Kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ xã hội".
Vấn đề độc quyền SGK vốn được dư luận rất quan tâm thời gian gần đây. Ảnh minh họa: Đình Tuệ. |
Thực hiện Nghị quyết 88, Bộ GD&ĐT chủ trì biên soạn một bộ SGK do ngân sách nhà nước bảo đảm. Việc tổ chức biên soạn được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT. Trường hợp cần lựa chọn nhà xuất bản chủ trì biên soạn SGK thì việc lựa chọn sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Từ nhiều năm nay, Bộ GD&ĐT đã giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường. Đến nay, các cơ sở giáo dục đã xây dựng được kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nhà trường; cùng với việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực, hoạt động dạy học hiện nay đã không còn quá lệ thuộc vào SGK. Vì vậy sẽ không xảy ra tình trạng muốn "an toàn" hay làm "đẹp lòng" Bộ mà phải chọn SGK do Bộ chủ trì biên soạn.
Hơn nữa, nếu có nhiều sách giáo khoa thể hiện mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thì việc kiểm tra, đánh giá, thi phải bảo đảm không yêu cầu ghi nhớ, tái hiện thông tin, kiến thức mà tập trung vào đánh giá năng lực học sinh (để phù hợp với các SGK khác nhau).
Khi đó việc dạy học không thể chỉ truyền thụ kiến thức theo một sách giáo khoa cụ thể nào đó mà phải tập trung vào thực hành, trải nghiệm, vận dụng kiến thức để phát triển năng lực. Sách giáo khoa nào có chất lượng tốt, tạo thuận lợi cho việc dạy và học tích cực để phát triển năng lực sẽ có lợi thế, được đông đảo học sinh, giáo viên lựa chọn.
Để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa SGK do Bộ GD&ĐT chủ trì biên soạn với các SGK khác, Bộ sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án cụ thể về giá SGK.
Phó Chủ tịch huyện Hoài Đức: 'Hiệu trưởng Tiểu học Sơn Đồng lạm quyền, nói dối trong vụ lạm thu' (?)
Lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức vừa có một số ý kiến về dấu hiệu sai phạm thu chi của Trường Tiểu học Sơn Đồng ... |
Mỹ dùng lại nhiều lần SGK, Việt Nam lãng phí nghìn tỷ đồng mỗi năm
Khác với Việt Nam, học sinh ở nhiều nước được phát hoặc cho mượn sách giáo khoa (SGK), giúp tiết kiệm khoản tiền lớn. SGK ... |
Bộ Giáo dục kiểm tra ở tỉnh 100% trường tiểu học dạy Tiếng Việt theo sách GS Hồ Ngọc Đại
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã có chuyến công tác tại Hà Nam và có một số ý kiến về việc triển khai dạy chương trình ... |
Bị tố lạm thu, Tiểu học Sơn Đồng thông báo trả lại tiền nhưng nhiều phụ huynh từ chối
Một số phụ huynh tại Trường Tiểu học Sơn Đồng cho biết, họ vừa mới nhận được đề nghị nhận lại một số khoản tiền ... |
Huyện Hoài Đức yêu cầu Tiểu học Sơn Đồng dừng ngay việc thu tiền và báo cáo nghi vấn lạm thu đầu năm
Lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức vừa đưa ra 3 yêu cầu đối với Trường Tiểu học Sơn Đồng, trong đó có việc tạm dừng ... |