Là một trong các địa phương đang áp dụng dạy chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục, Hà Nam đã cho triển khai dạy ở 100% các trường tiểu học trên địa bàn. Mới đây, ngày 10/9, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã có buổi làm việc tại đây để nắm bắt các thông tin liên quan.
Ông Nguyễn Đức Hữu - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT). Ảnh: Đình Tuệ. |
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Hữu - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: "Qua nắm bắt thực tế và báo cáo từ Sở GD&ĐT Hà Nam, đây là năm thứ 5 Hà Nam triển khai dạy Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục rất tốt, thu được những kết quả nhất định. Ban đầu quy mô chỉ ở một số trường, sau đó lan rộng ra toàn tỉnh với 100% trường tiểu học dạy theo sách này.
Trong thời gian vừa qua, mặc dù dư luận xã hội có những ý kiến trái chiều khác nhau nhưng Hà Nam vẫn triển khai một cách bình thường, ổn định. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nam cho hay sẽ giữ ổn định việc này cho đến khi thay sách giáo khoa và thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới, không có xáo trộn gì trong giảng dạy. Theo đúng lộ trình thì chỉ còn mỗi năm học này hoặc năm học sau nữa thôi".
Chia sẻ về vấn đề này, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nam cũng thông tin, ban đầu địa phương này triển khai dạy Tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ giáo dục cũng có một số phụ huynh băn khoăn, lo lắng về tính hiệu quả thực tế. Tuy nhiên, khi đã được học sách này trẻ đã hạn chế được việc đọc và viết sai chính tả rất nhiều. Phụ huynh ngày càng hiểu, ủng hộ việc này và đồng hành cùng nhà trường.
Học sinh Trường Tiểu học A Kiện Khê trong giờ học. Ảnh: Đình Tuệ. |
"Tính tới năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh Hà Nam có 120 trường với hơn 10.000 học sinh lớp 1 học môn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục. Năm đầu tiên chỉ áp dụng cho khoảng 20% các trường, dần dần các năm tiếp sau là 30 - 50 - 100% như hiện nay. Tỉnh hiện mới chỉ cho thí điểm môn Tiếng Việt cho lớp 1. Sau này tùy vào tình hình thực tế và chỉ đạo từ cấp trên sẽ có những phương án mở rộng về sau", lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nam chia sẻ thêm.
Cô giáo Phạm Thị Lý – Giáo viên lớp 2C Trường Tiểu học A Kiện Khê chia sẻ về cách dạy Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục. Ảnh: Đình Tuệ. |
Là giáo viên dạy chương trình này 5 năm nay, cô giáo Phạm Thị Lý – Giáo viên lớp 2C Trường Tiểu học A Kiện Khê cho biết: “Tôi đã bắt đầu dạy chương trình Tiếng Việt Công nghệ giáo dục cho trẻ lớp 1 từ năm đầu tiên nhà trường áp dụng, tức từ năm học 2013 – 2014 thì thấy học sinh tiếp thu bài một cách rất chủ động, nắm chắc kiến thức ngữ âm Tiếng Việt. Chương trình này giúp trẻ viết đúng chính tả hơn.
Về cấu trúc chương trình được phân làm 4 mẫu vần rất logic, từ mẫu nọ liên quan đến mẫu kia nên các cháu nắm bắt khá tốt. Nhờ sự đầu tư của lãnh đạo các cấp, nhà trường cũng được trang bị khá đầy đủ bộ đồ dùng học tập cho trẻ, nhất là lớp 1. Trong bộ đồ dùng học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, các em được dùng các quân nhựa nhiều màu sắc để áp dụng trong bài học để thay thế cho mô hình vuông, tròn hay tam giác.
Mô hình đó thể hiện là vật thật, vật nguyên khối của một tiếng. Ví dụ, trong bài có các tiếng giống nhau, các cháu sẽ sử dụng quân nhựa có cùng màu sắc để có thể phân biệt được đấy là tiếng giống hay khác nhau”.
Trẻ lớp 2 khi đọc văn bản trong sách giáo khoa đã khá trôi chảy. Ảnh: Đình Tuệ. |
Một ví dụ khác mà cô Lý đưa ra là mẫu 1 về vần chỉ có âm chính. Tiếp đó là những bài phân biệt nguyên âm và phụ âm, các em kiểm tra nhau bằng hình dáng miệng bằng cách phát âm để phân biệt. Bài tiếp theo là nguyên âm tròn môi và không tròn môi.
Ở mẫu 2 là vần có âm đệm và âm chính. Từ kiến thức của mẫu 1, ví dụ ‘E’ là nguyên âm chưa tròn môi, chỉ có cách thêm âm đệm ‘O’ vào phía trước ‘E’ để được vần ‘OE’ là mẫu 2. Điều này rất hay ở tính logic và triển khai kiến thức cho học sinh ở tất cả các đối tượng. Ngay cả ở cuốn Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục tập 3 cũng có phần cho học sinh khá giỏi đọc thêm nhiều đoạn văn để củng cố kiến thức.
"Qua chương trình môn Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục, học sinh nắm rất chắc kiến thức ngữ âm, luật chính tả ở các bài đọc, bài học giúp các em hiểu chắc vấn đề”, cô Lý nói thêm.
Theo chị Đỗ Thị Thanh Nhàn – phụ huynh có con học lớp 2 tại Trường Tiểu học A Kiện Khê cho biết: “Học theo chương trình Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục từ năm ngoái, tôi thấy sau một năm đã học được các chữ cái và âm vần. Đến một hai tuần tiếp theo, các con đã nắm vững được cách ghép vần, tiếp thu nhanh. Những kiến thức như âm chính, âm giữa hay âm cuối về nhà chúng tôi không hiểu thì tới trường, các cháu tiếp thu khá nhanh khi được cô giáo dạy”.
Hiệu trưởng trường dạy học sinh đọc chữ bằng ô vuông: 'Đây là chương trình tuyệt vời'
Theo thầy giáo Nguyễn Trọng Cung - Trường Tiểu học Vĩnh Trụ (Lý Nhân, Hà Nam), hiệu quả của việc học sách Tiếng Việt 1 ... |
Phụ huynh có con từng đọc chữ bằng ô vuông: 'Con học Tiếng Việt tốt hơn thời chúng tôi'
Đó là tâm sự của một số phụ huynh có con học tiểu học tại Hà Nam khi nói về cách học của trẻ về ... |
Toàn bộ nội dung cuốn sách dạy đọc chữ bằng ô vuông - Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục tập 1
Sau đây chúng ta cùng mục sở thị những điều mà trẻ sẽ học trong sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục tập 1, ... |
GS Hồ Ngọc Đại: 'Tôi từng từ chối cơ hội làm Thứ trưởng để đi dạy trẻ lớp 1'
GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ, trước đây ông đã từng từ chối làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục để chuyên tâm làm giáo viên ... |
Đọc chữ bằng ô vuông là phương pháp sẽ tồn tại vĩnh viễn?
Nói về phương pháp dạy trẻ đọc chữ bằng ô vuông, tròn, tam giác, GS Hồ Ngọc Đại khẳng định, Công nghệ giáo dục sẽ ... |
GS Hồ Ngọc Đại dạy đọc chữ bằng ô vuông: 'Học với tôi chỉ 1 năm đọc thông viết thạo, không tái mù'
GS Hồ Ngọc Đại - tác giả cuốn sách dạy học sinh lớp 1 đọc chữ bằng ô vuông, tròn, tam giác cho biết, ông ... |
Giáo dục 09:27 | 13/09/2018
Giáo dục 06:35 | 12/09/2018
Giáo dục 03:32 | 12/09/2018
Giáo dục 23:00 | 11/09/2018
Giáo dục 11:00 | 11/09/2018
Giáo dục 10:36 | 11/09/2018
Giáo dục 09:22 | 11/09/2018
Giáo dục 23:04 | 10/09/2018