'Chương trình không khó như nhiều người nói'
Là phụ huynh có con học lớp 1 trường Tiểu học Diễn Thắng (Diễn Châu, Nghệ An), chị Trần Ngọc Hương đã chia sẻ về quá trình học sách Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại.
"Tôi không thấy chương trình học này có vấn đề gì cả, con vẫn học tốt, viết tốt. Vấn đề chính là học chương trình nào thì theo chương trình đó. Cứ mang 'râu ông nọ cắm cằm bà kia' thì mới khó thôi. Các bố mẹ cứ cho rằng bản thân mình 'biết tuốt' nên thấy chương trình học khác với cách mình mình là ầm ầm phản đối.
Bố mẹ cứ ngồi xuống học cùng con theo chương trình bài học trong sách sẽ thấy chẳng có gì khó cả. Các con mới học lần đầu thì với các con quy luật ngôn ngữ là như vậy", chị Hương nói.
Chương trình Công nghệ Giáo dục được áp dụng ở 99,9% học sinh tiểu học Nghệ An. Ảnh minh họa |
Về việc nhiều phụ huynh cho biết con theo học sách Công nghệ thì thường hay bị nhầm lẫn, chị Hương cho rằng đây không phải do sách mà là do nhiều bố mẹ sợ vào năm con không theo kịp. Vì vậy cho trẻ đi học chữ, đánh vần từ trước theo chương trình cũ. Do đó khi vào học chính lại học sách Công nghệ nên mới dẫn đến việc con nhầm lẫn như vậy.
Nhiều phụ huynh lo con học chương trình mới không hiểu nên dạy con học ở nhà, tuy nhiên chị Hương chia sẻ chị chỉ học cùng con, để con dạy lại những gì được học trên lớp.
"Việc dạy là việc của cô giáo, cô không cần bố mẹ dạy thêm ở nhà nên tôi chỉ ở cạnh xem con học. Đến cuối năm lớp 1 con cũng đọc thông viết thạo như bạn bè trong lớp", chị Hương chia sẻ về việc học của con mình ở nhà.
Về kết quả học tập của con khi học hết chương trình này, chị Mai phấn khởi cho biết con mình đã đọc hết được bộ 15 cuốn truyện tranh Doreamon chỉ trong hơn 1 tháng hè.
"Con ham đọc và viết, vào học lớp 2 con cũng được cô giáo đánh giá viết tốt, không sai chính tả", phụ huynh này cho biết.
"Phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ tiếp cận những mẩu chuyện theo nhiều góc độ"
Những mẩu chuyện trong sách Công nghệ khiến nhiều phụ huynh, giáo viên cho rằng có văn phong chưa phù hợp, dạy học sinh thói ranh ma, khôn lỏi. Thậm chí, có người còn cho rằng điều đi ngược lại với đạo đức và sách giáo khoa truyền thống.
Theo chị Nguyễn Hà Trang (phụ huynh trường Tiểu học Thị trấn Đô Lương), phụ huynh nên nhìn nhận và dạy con về câu chuyện dưới góc độ nhiều chiều để con không tiếp cận quá phiến diện.
Câu chuyện "Quả Bứa" gây nhiêu tranh cãi trên mạng xã hội. |
Điển hình, đối với truyện "Quả Bứa" gây nhiều tranh cãi về cách xưng hô mày-tao giữa các nhân vật, chị Trang phân tích:
"Sách viết như vậy nhưng không phải giáo viên hay phụ huynh dạy con như vậy. Quan trọng là cô giáo phải dạy con hiểu được việc xưng hô như vậy là không nên chứ không phải tìm mọi cách để tránh cho con đọc và biết từ này. Vốn dĩ cũng không thể tránh được việc trẻ biết hay nghe thấy từ này, bởi người lớn còn có thể xưng mày - tao ngay trước mặt con mình".
Theo chị, câu chuyện này là mô phỏng theo truyện "Hai chú gấu tham ăn" của thế giới. Nếu như nhiều người nói truyện trong sách Công nghệ dạy trẻ thói khôn lỏi thì câu chuyện của thế giới kia cũng như vậy.
Theo Sở GD&ĐT Nghệ An, sau 20 năm tiến hành thực hiện, đã có 561/562 trường tiểu học triển khai giảng dạy tiếng Việt lớp 1 theo chương trình công nghệ. Trường duy nhất chưa thực hiện đó là Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (Quế Phong) vì điều kiện đi lại quá khó khăn nên việc tập huấn chưa triển khai đồng bộ. |
"Thực tế, ở phương Tây, người lớn dạy trẻ tiếp cận câu chuyện cả trên 2 góc độ đối lập nhau để trẻ thấy được cái hay - cái dở, điều nên - không nên để trẻ phân biệt được tốt - xấu", chị Trang bày tỏ quan điểm.
Cũng theo vị phụ huynh này, bố mẹ nếu có thời gian và muốn kèm cặp con học thì nên hướng dẫn con tiếp cận những câu chuyện này vì trên lớp chưa chắc con đã kịp hiểu. Còn đối với việc học đánh vần, viết chữ nên để giáo viên dạy con.
"Chương trình khác xưa nhưng tôi tin con tôi sẽ học tốt!"
Là phụ huynh có con năm nay bước vào lớp 1 trường Tiểu học Nguyễn Trãi (TP Vinh), trước những tranh luận trái chiều về chương trình Công nghệ, anh Vy Văn Hiệp cho biết bản thân cũng có chút lo lắng.
"Tôi có theo dõi trên báo chí, truyền hình về chương trình sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại nhận được nhiều ý kiến đồng thuận nhưng cũng phản đối không ít. Tôi cũng lo lắng vì cách học của con khác mình nhiều so với hơn 30 năm trước", anh Hiệp chia sẻ.
Về việc dạy học sinh lớp 1 đọc tiếng thông qua cách học "vuông tròn tam giác", phụ huynh này cho biết ban đầu bản thân cũng hoang mang vì không hiểu cô giáo đang dạy gì và trẻ đang học gì, có hiểu bài không.
Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ Giáo dục |
"Sau đó, nhiều giáo viên quay video trên facebook lý giải đây là phương pháp học mới, tách tiếng từ lời, giúp trẻ không bị nhầm lẫn ở những buổi học đầu tiên nên tôi yên tâm hơn. Đặc biệt, về nhà tôi có hỏi lại con mình về cách học này, con cũng giải thích như vậy", anh Hiệp vui vẻ tâm sự.
Nhiều phụ huynh gần nhà có con đã học chương trình này năm ngoái và kết quả khả quan nên anh Hiệp cho biết bản thân không lo lắng nhiều như trước.
Trước ý kiến nhiều người cho rằng những câu chuyện trong sách giáo khoa có ngôn từ, văn phong chưa phù hợp, phụ huynh trường Tiểu học Nguyễn Trãi chia sẻ: "Mình cũng không lo lắng nhiều vì sẽ hỏi thêm cô giáo về cách dạy con học và đọc truyện này. Chương trình khác xưa nhưng tôi tin con tôi sẽ học tốt!"
Những phát ngôn gây 'bão' mạng xã hội của GS Hồ Ngọc Đại về Công nghệ giáo dục
Trong buổi gặp gỡ báo chí vừa qua, GS Hồ Ngọc Đại đã có những chia sẻ cụ thể về chương trình Giáo dục công ... |
Clip học sinh lớp 1 dạy người lớn cách đọc thơ vanh vách theo tròn vuông tam giác
Một facebooker đã đăng tải lên mạng xã hội clip cháu gái của mình vừa mới vào học lớp 1 được vài hôm nhưng đã ... |
Những người thành đạt, nổi tiếng 'xuất thân' từ kiểu học 'vuông tròn tam giác'
Trong số những "sản phẩm đầu tay" của chương trình công nghệ giáo dục, học theo kiểu "tròn vuông tam giác", nhiều người đã trở ... |
Sự thiếu hiểu biết đang dẫn dắt các hiểu sai về Công nghệ giáo dục
Mạng xã hội đang xì xào bàn tán về Tiếng Việt Công nghệ giáo dục (CNGD). Đa phần đều mang tâm lý phản đối và ... |
Giáo dục 09:27 | 13/09/2018
Giáo dục 06:35 | 12/09/2018
Giáo dục 03:32 | 12/09/2018
Giáo dục 23:00 | 11/09/2018
Giáo dục 11:00 | 11/09/2018
Giáo dục 10:36 | 11/09/2018
Giáo dục 09:22 | 11/09/2018
Giáo dục 23:04 | 10/09/2018