Sáng 13/9, tại Viện Ngôn ngữ học Việt Nam đã diễn ra hội thảo "Cơ sở Ngôn ngữ học và thực tế Tiếng Việt trong việc dạy và học đánh vần Tiếng Việt".
GS Nguyễn Văn Lợi - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam. Ảnh: Đình Tuệ. |
Tại đây, GS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại cần phải nghiên cứu lại. Thậm chí theo ông, tài liệu này vẫn còn những 'hạt sạn' mà nhóm tác giả cần phải khắc phục thêm cho hoàn thiện.
Theo GS Nguyễn Văn Lợi, về mặt ngôn ngữ học, vấn đề đánh vần - học vần liên quan đến khái niệm 'Biết chữ' - tức là khả năng biết đọc biết viết. Ông phân tích:
"Ở trường phổ thông hướng tới mục tiêu chung là luyện và phát triển kĩ năng nghe nói, đọc - viết của học sinh. Tuy nhiên do đặc điểm của Tiếng Việt, tùy thuộc người học nền tảng tiếng mẹ đẻ hay ngôn ngữ dân tộc thiểu số.
Trẻ là đồng bào dân tộc thiểu số có thể có khả năng đọc đúng chính tả cũng khác nhau. Việc học đánh vần ở giai đoạn đầu trong quá trình rèn các kĩ năng nghe nói rất quan trọng, việc hình thành ổn định và cố định các kĩ năng khi trẻ trước 10 tuổi.
Về cơ sở ngôn ngữ học của việc dạy – học đánh vần cần quan tâm đầu tiên là cơ chế nghe và tạo sản tín hiệu âm thành lời nói của trẻ. Ngay từ trong bụng mẹ trẻ em đã nhận cảm được âm thanh, trong đó có lời nói, nhưng quá trình nhận – hiểu (nghe) và nói ngôn ngữ thực sự bắt đầu khi trẻ ra đời.
Các phụ âm đầu tiên trẻ em tiếp nhận và phát âm được là các phụ âm có câu âm ngoài ở vùng tần số thấp như các phụ âm môi: m (mẹ, mâm), b (bố, ba, bà)... Hay các thanh điệu có tần số trung bình như bà, má, mami... Các thanh điệu có đường nét và kiểu tạo thanh ngang, sắc (má, ba, bố).
Dần dần các em mới cảm thụ và phát âm được các phụ âm có cấu âm sâu, tần số cao như các phụ âm có cấu âm sâu, tần số cao như các phụ âm Ch, h, các nguyên âm đôi, các thanh điệu có đường nét và cách tạo thành phức tạp như thanh ngã, hỏi".
Trong khi đó, tính đến năm học 2018 - 2019, tại Hà Nam có 100% trẻ lớp 1 được dạy Tiếng Việt Công nghệ giáo dục và được đánh giá khá cao. Ảnh: Đình Tuệ. |
Cũng theo GS Lợi, cùng với việc phát triển vốn từ, trong tâm thức trẻ hình thành thói quen cảm thụ và phát âm hệ thống âm vị của tiếng mẹ đẻ. Trong quá trình học nói, sự nghe tín hiệu âm thành ngôn ngữ và phát âm tín hiệu đó gắn bó với nhau. Sự cảm thụ âm thanh lời nói là hoạt động sinh lý – thần kinh phức tạp của hệ thần kinh trung ương.
Đó là các vùng thính giác sơ cấp, thứ cấp, vùng Wernicke có chức năng tiếp nhận - khu biệt - hiểu các mô thức âm thành khác nhau. Các âm này liên thông với vùng Broca – vùng ngôn ngữ có chức năng điều khiển sự vận động các cơ bộ máy phát âm như thanh quản, lưỡi, môi...
"Một vấn đề khác cần lưu ý, quá trình hình thành hệ thống ngữ âm - âm vị học trong tâm thức trẻ gắn với sự hình thành và phát triển vốn từ. Trẻ chỉ nhận - hiểu và sau đó tạo sản các âm vị trong bối cảnh ngữ âm cụ thể. Do đó, việc dạy đánh vần trong các âm tiết trừu tượng và chân không về nghĩa như chủ trương của Công nghệ giáo dục là không đúng.
Chúng tôi đồng tình với ý kiến của PGS Bùi Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách Công nghệ giáo dục. Quan điểm chân không về nghĩa không đúng với bản chất của ngôn ngữ và không phù hợp với thực tiễn dạy học ngôn ngữ, trái với nguyên tắc dạy học tiếng theo quan điểm giao tiếp", GS Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh.
Giáo sư Nguyễn Văn Lợi đưa ra một số góp ý về sách Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Video: Đình Tuệ. |
Từ các phân tích trên, GS Lợi đã rút ra một vài hệ luận chính:
1. Sự hình thành và phát triển kĩ năng nghe nói liên quan chặt chẽ với nhau.
2. Kĩ năng nghe nói hình thành và phát triển cùng với việc hình thành và phát triển trong tâm thức trẻ em hệ thống ngữ âm – âm vị học, từ vựng của ngôn ngữ.
3. Sự xuất hiện những trục trặc rối loạn ở quá trình nghe nói đều dẫn đến trục trặc trong việc hình thành và phát triển kĩ năng nghe nói.
4. Cũng theo đó, trẻ em chưa có thói quen tiếp nhận các âm vị của ngôn ngữ lạ. Ví dụ, trẻ là người dân tộc thiểu số nói Tiếng Việt sẽ gặp khó khăn trong quá trình hình thành kĩ năng nghe nói khi học đọc, học viết.
5. Việc dạy học sinh đánh vần (đọc/viết) tiếng mẹ đẻ khác với việc dạy đánh vần một ngôn ngữ thứ hai (ngoại ngữ) hay phương ngữ mới sẽ khác với phương ngữ thân thuộc.
6. Mô hình dạy – học đánh vần đi từ âm vị đến kí tự phù hợp với người học tập viết đọc tiếng mẻ đẻ. Đối tượng này trong tâm thức người học đã tồn tại hệ thống.
7. Mô hình dạy – học đi từ chữ đến âm vị phù hợp với người có tiếng mẹ đẻ không phải là ngôn ngữ học đọc viết. Các đối tượng này trong tâm thức người học chưa có hệ thống âm - âm vị học, hệ thống từ vựng ngữ pháp của ngôn ngữ cần học; dạy - học đánh vần là dạy học cách phát âm các kí tự và kết hợp các kí tự.
8. Dạy học theo cách kết hợp 2 mô hình trên: Từ âm vị đến kí tự và từ kí tự đến âm vị phù hợp với người học nói các phương ngữ khác nhau của ngôn ngữ cần học. Với đối tượng này, trong tâm thức người học có hệ thống ngữ âm - âm vị học từ vựng không hoàn toàn trùng khớp với hệ thống ngữ âm – âm vị học của ngôn ngữ cần học.
Bộ Giáo dục kiểm tra ở tỉnh 100% trường tiểu học dạy Tiếng Việt theo sách GS Hồ Ngọc Đại
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã có chuyến công tác tại Hà Nam và có một số ý kiến về việc triển khai dạy chương trình ... |
Trường Thực Nghiệm nơi đầu tiên GS Hồ Ngọc Đại dạy học sinh đọc chữ bằng ô vuông có gì?
Trường Thực nghiệm là ngôi trường đầu tiên mà GS Hồ Ngọc Đại đưa chương trình Công nghệ Giáo dục vào giảng dạy, trong đó ... |
Hiệu trưởng trường dạy học sinh đọc chữ bằng ô vuông: 'Đây là chương trình tuyệt vời'
Theo thầy giáo Nguyễn Trọng Cung - Trường Tiểu học Vĩnh Trụ (Lý Nhân, Hà Nam), hiệu quả của việc học sách Tiếng Việt 1 ... |
Phụ huynh có con từng đọc chữ bằng ô vuông: 'Con học Tiếng Việt tốt hơn thời chúng tôi'
Đó là tâm sự của một số phụ huynh có con học tiểu học tại Hà Nam khi nói về cách học của trẻ về ... |
Clip GS Hồ Ngọc Đại giải thích thuyết phục nhất về phương pháp đọc chữ bằng ô vuông
Theo clip GS Hồ Ngọc Đại giải thích chi tiết về phương pháp đọc chữ bằng ô vuông thì tiếng (âm,nói) đã có từ hàng ... |
Giáo dục 09:27 | 13/09/2018
Giáo dục 06:35 | 12/09/2018
Giáo dục 03:32 | 12/09/2018
Giáo dục 23:00 | 11/09/2018
Giáo dục 11:00 | 11/09/2018
Giáo dục 10:36 | 11/09/2018
Giáo dục 09:22 | 11/09/2018
Giáo dục 23:04 | 10/09/2018